Những nước trước đây thừa nhận đă sử dụng thỏa thuận Minsk để kéo dài thời gian có lợi cho Kiev hiện đang cố đạt được lệnh ngừng bắn trong 30 ngày để khôi phục khả năng chiến đấu của chính quyền Ukraina. Đây là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
"Berlin và Paris đă giúp Kiev chuẩn bị cho cuộc chiến này. Năm 2022, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết không ai có kế hoạch thực hiện các thỏa thuận Minsk, c̣n bản thân những thỏa thuận đó là cần thiết để có được thời gian chuẩn bị giúp cho Ukraina giải quyết "vấn đề Donbass" bằng vũ lực.
Ngày nay cũng chính những nước này lại đang cố đạt được lệnh ngừng bắn trong 30 ngày để Kiev có khoảng nghỉ nhằm khôi phục tiềm lực quân sự và tiếp tục đối đầu với Nga", - bà Zakharova cho biết trong một b́nh luận được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga.
Giữa lúc có nhiều tin tức cho biết Vladimir Zelensky sẵn sàng đến Istanbul vào ngày 15 tháng 5 để đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina, bà Zakharova lưu ư rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gặp ông ta một lần duy nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Paris vào tháng 12 năm 2019.
Vào thứ Bảy, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Friedrich Merz, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Ba Lan Donald Tusk đă tham gia cuộc họp của nhóm gọi là "liên minh tự nguyện" tại Kiev. Macron và Merz cho biết một gói trừng phạt mới có thể được áp đặt đối với Nga trong ṿng vài ngày nếu Moskva không chấp nhận các điều khoản ngừng bắn 30 ngày do phương Tây đề xuất, bất chấp thực tế là chính quyền Kiev đă vi phạm tất cả các lệnh ngừng bắn và vẫn chưa dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán với Nga.
Trong cuộc xung đột ở Donbass từ năm 2014 đến năm 2022, Minsk đóng vai tṛ là diễn đàn cho các cuộc đàm phán ḥa b́nh nhằm t́m ra giải pháp. Nghị định thư đầu tiên được lập ra để giải quyết xung đột ở đông nam Ukraina được kư kết vào tháng 9/2014 tại Minsk. Gói biện pháp thực hiện thỏa thuận Minsk (“Minsk-2”) được kư kết vào ngày 12/2/2015.
Văn bản gồm 13 điểm, cụ thể quy định về lệnh ngừng bắn ở Donbass, rút vũ khí hạng nặng khỏi ranh giới phân định giữa lực lượng an ninh Kiev và lực lượng dân quân địa phương, cũng như các biện pháp khác để giải quyết t́nh h́nh ở Donbass một cách lâu dài bằng con đường chính trị. Kiev đă vi phạm thỏa thuận Minsk một cách có hệ thống.
Sau khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu, cựu Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố rằng cả Pháp, Đức và Anh đều không coi trọng thỏa thuận Minsk, không có ư định yêu cầu chính quyền Ukraina thực hiện chúng và chỉ sử dụng chúng để kéo dài thời gian và cho Kiev có thời gian xây dựng lực lượng và chuẩn bị chiến tranh với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đă đề xuất Ukraina nối lại các cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul vào ngày 15 tháng 5 mà không cần điều kiện tiên quyết. Người đứng đầu nước Nga không loại trừ khả năng trong các cuộc đàm phán tương ứng các bên có thể đạt được thỏa thuận về lệnh ngừng bắn. Như thư kư báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov tuyên bố, Nga quyết tâm t́m kiếm một cách nghiêm túc các biện pháp để đạt được giải pháp ḥa b́nh lâu dài. Theo ông, mục tiêu của các cuộc đàm phán được đề xuất với Ukraina là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột và đảm bảo lợi ích của Nga.
Để đáp lại, Vladimir Zelensky một lần nữa đưa ra những điều kiện vốn bị coi là không thể chấp nhận được ở Moskva. Ông ta muốn Moskva đồng ư ngừng bắn hoàn toàn từ ngày 12 tháng 5 và chỉ khi đó chính quyền Kiev mới ngồi vào bàn đàm phán. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kêu gọi chính quyền Kiev ngay lập tức chấp thuận đề xuất đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Putin.
Theo nhà lănh đạo Mỹ, những cuộc đàm phán như vậy ít nhất sẽ xác định được liệu có thể đạt được thỏa thuận hay không. Zelensky sau đó cho biết ông ta sẽ đợi Tổng thống Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Năm.