USA EM BÉ GÁI TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG CỦA MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972 - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  vnchcir EM BÉ GÁI TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG CỦA MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ t́m vú để bú nhưng mẹ đă chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.
Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ c̣n người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đă kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.


Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông c̣n độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Pḥng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị v́ một số đông quân nhân bị thất lạc không t́m thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang t́m đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH c̣n đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.
Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) th́ nơi đây là pḥng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đă chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nh́n thấy thấp thoáng bên kia cầu c̣n một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:
“Cây cầu tao đă gài ḿn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
Ông cố nài nỉ:
“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay c̣n cố ôm ṿng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà c̣n mang theo vàng bạc châu báu ǵ nữa đây cha nội?”
Người ôm ṿng chiếc nón lá nói:
“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đă chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn ḿnh trên bụng mẹ nó t́m vú để bú, em cầm ḷng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó v́ em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách ǵ giúp em bé này.”
Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:
“Ḿnh là người lính VNCH, ḿnh đă được huấn luyện và thuộc nằm ḷng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của ḿnh là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, c̣n anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”
Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối v́ em bé khóc không thành tiếng v́ đói, khát mà ông th́ c̣n là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm ǵ nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa th́ lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Pḥng Xă Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Pḥng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:
“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nh́n ông Báo cười và nói:
“Mày đi đánh giặc mà c̣n con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:
“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:
“Thôi, đem em bé giao cho Pḥng Xă Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xă hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao th́ Thiếu úy phải có trách nhiệm, v́ em bé này ở ngoài mặt trận th́ Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà t́m.”
Lúc đó, ông c̣n độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.
Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị bắt làm tù binh. Măi đến năm 1981 ông được thả về. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…
EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN
Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Pḥng Xă Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các D́ Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đ́nh này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đ́nh tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi ḅ và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đă bị quên lăng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói ǵ về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đă có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy ḿnh không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết ḿnh là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó măi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
“Con muốn biết con người ǵ, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn t́m nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra t́m được tông tích của gia đ́nh con.”
Ngay từ khi Kimberly c̣n học lớp ba, bố nuôi em đă muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lănh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm v́ bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đ́nh. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Pḥng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Pḥng Xă Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đă chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, v́ lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết ǵ hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đă biết ḿnh là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của ḿnh.

GẶP LẠI CỐ NHÂN
Ông Trần Khắc Báo trong ngày hội ngộ
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số h́nh ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng h́nh cuộc gặp gỡ giữa gia đ́nh ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố t́m hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm t́nh cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, v́ có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do ḿnh cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc t́m kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” như ông cha ḿnh thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền h́nh cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đ́nh ông Báo ngỏ ư ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị Lệ biết là cô không muốn gia đ́nh đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ư nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Pḥng Xă Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.
GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG
Gia đ́nh ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
“Cô đến đây t́m ai?”
Cô trả lời:
“Tôi muốn t́m ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đă cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn ǵ ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hăy kêu tôi là “Tía”. V́ tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và Kimberly Mitchell đă gọi “Tía”.
Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự măn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đ́nh và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đ́nh ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đă được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đă chết, và chính ông đă đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể t́m ra tung tích cha cô hoặc người thân của ḿnh. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được t́m thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quư trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ư nguyện của người đă cứu mạng em, v́ chính cô đă làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lănh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đă thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.
THANH PHONG
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 1 Day Ago
Reputation: 584625


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 30,482
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2025-05-hmvgnbhKK.jpg
Views:	0
Size:	197.7 KB
ID:	2524669 Click image for larger version

Name:	2025-05-hmvgnbhK.jpg
Views:	0
Size:	193.9 KB
ID:	2524670
Gibbs_is_offline
Thanks: 28,892
Thanked 19,167 Times in 8,699 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 784 Post(s)
Rep Power: 78 Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
The Following 2 Users Say Thank You to Gibbs For This Useful Post:
ICEEXPRESS (1 Day Ago), ngoclan2435 (13 Hours Ago)
Old 21 Hours Ago   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 30,482
Thanks: 28,892
Thanked 19,167 Times in 8,699 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 784 Post(s)
Rep Power: 78
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Hồi Ký: Trên Đỉnh Tà Mô
Cao H Sơn
Một Lời Tri Ân Muộn Màng Đến Những Bà Mẹ, Người Vợ Của Các Chiến Sỹ VNCH .
Thời gian cho dù có qua đi, nhưng tâm trí mọi người dân Miền Nam đều cảm nhận có một cái gì đó khó chấp nhận để tha thứ, sống chung với những kẻ xâm lược quê hương của họ, với mỹ từ giải phóng . Đoàn quân xâm lăng này đã gieo nhiều tội ác với nhân dân Miền Nam qua 20 năm của cuộc chiến, chúng đã biến một Miền Nam trù phú của một thời trở thành nơi xếp hàng ăn xin từng ký gạo, cục đường, một Sài Gòn hoa lệ, cùng những thành phố thanh lịch trở thành một nơi dị dợm xuống cấp, chỉ dành cho du khách Tàu và tràn ngập loại Tây Ba Lô, với đủ loại tệ nạn xã hội .
Từng lớp trai trẻ, đã tình nguyện lên đường, khoác trên thân thể đủ màu cờ, sắc áo . Nhưng dù sắc áo trận nào thì mục đích chung, lý tưởng đích thực cũng là để bảo vệ một Miền Nam tự do trước kẻ thù phương Bắc xâm lược . Họ chính là tên lính xung kích cho thế giới Cộng Sản Nga Tàu, đánh Mỹ đến người VN cuối cùng nhằm phá hủy bức tường thành kiên cố Việt Nam Cộng Hòa, hầu tràn xuống nhuộm đỏ cả Đông Nam Á .
Biết bao nhiêu người Trai hùng của Miền Nam thân yêu đã giã từ gia đình, người yêu khoác áo chinh y, để lại gánh nặng gia đình cho những người vợ, mẹ già cưu mang . Ngạn ngữ có câu : “Sau lưng người đàn ông thành đạt, đều có bóng dáng người phụ nữ” Riêng trong thời chiến, nếu hậu phương không có những người phụ nữ đảm đang hy sinh vì chồng, nuôi dạy con cái, chăm sóc mẹ già, cổ súy cho chồng mạnh bước trên chốn sa trường đối diện với quân thù thì làm sao có những chiến tích oai hùng được lưu danh muôn thuở trong trang sử oai hùng của QL/ VNCH một thời . Đằng sau những tấm huy chương đều có thấp thoáng hình bóng của người vợ, người mẹ trong đó . Có những người vợ lính đi thăm chồng nơi tiền đồn xa xôi, gặp lúc giặc cộng tấn công, các chị cũng đã cùng chồng chung chiến hào chiến đấu đến giây phút cuối cùng của cuộc chiến, không ít chị đã hy sinh anh dũng trong chiến hào, trước giờ phút lâm chung đôi bàn tay giá lạnh còn ôm chặt người chồng thân yêu chiến binh lần cuối như muốn gởi gấm, kiếp sau em sẽ vẫn muốn là vợ anh .....
Những người vợ của lính Địa Phương Quân người Thượng thường theo chồng đồn trú tại các đồn xa xôi, gác cầu, chi khu .... họ đã cùng chồng chiến đấu như một chiến binh can trường thật sự để bảo vệ mạng sống cho bản thân, cho chồng cùng đồng đội ...Những chiến tích này cũng đã được ghi nhận lưu trong quân sự như một hành động tri ân ...
Trong đời thường họ là những người vợ hiền, người vợ tần tảo nuôi con, nuôi gia đình, chăm sóc mẹ già để người chiến binh VNCH yên tâm chiến đấu . Họ thật đáng được vinh danh như một chiến sỹ của tự do vì nếu không có họ đứng sau lưng thì làm sao những người lính VNCH yên tâm mà chiến đấu . Vô vàn thiếu phụ khóc chồng bên quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ điển hình như thiếu phụ : Người ở lại Charlie Nguyễn Đình Bảo, Người Hùng mang tên Đương . Anh Quốc ơi ....Vô vàn những chiến sĩ vô danh khác với chiến công còn hiển hách hơn những người được nêu tên đã nằm xuống cho quê hương này .
Có người may mắn linh cữu được phủ lá cờ thân thương, ngôi mộ được phủ xanh trong Nghĩa Trang nào đó . Có người được con thơ cầm di ảnh tiễn đưa, người vợ trẻ nhạt nhòa lệ, mẹ già héo hắt vuốt mắt con lần cuối để rồi vĩnh biệt ngàn thu . Ôi những người mẹ, người vợ cao quý hy sinh cả những gì quý giá nhất cho Tổ Quốc Miền Nam yêu thương .
Nhưng cũng có những người thân xác nằm xuống trong rừng già âm u nào đó, trên đường mòn HCM u uất, đường 9 Nam Lào, hay Đại Lộ Kinh Hoàng trong mùa hè đỏ lửa 1972, con đường máu 7B Tuy Hòa – Phú Bổn trong tháng 3-1975, và sau này là trong các trại tù cải tạo của quân thù dày đặc từ Bắc chí Nam ... .
Bình Long, An Lộc, Đông Hà, rừng già Cà Mau của miền sông nước, chỗ nào cũng có thân xác các chiến sỹ kiêu hùng VNCH nằm xuống, thân xác các anh tô điểm cho non sông này, màu cờ vàng ba sọc đỏ thêm rực rỡ là nơi đó có những giọt nước mắt khóc thương, đẫm lệ của các mẹ, các chị ..
Các anh nằm xuống không vô ích, Miền Nam này có được 20 năm tự do, là hành trang của những hậu duệ VNCH được trang bị để quang phục quê hương . Bởi thế cho dù CSBV xâm lược có dùng mọi thủ đoạn đê tiện như chúng muốn xóa sổ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, cầm tù đầy đọa những người một thời cầm súng chiến đấu chống kẻ thù chung . Hơn 100 ngàn chiến sỹ VNCH anh dũng lại bỏ thây trên mọi trại tù khắp đất nước mà con thơ không cầm được di ảnh tiễn đưa, người vợ trẻ thổn thức nhạt nhòa, mẹ già vuốt mắt lần cuối cùng ...
Nhưng xác thân các anh đã hòa vào lòng đất mẹ một cách yên bình, được vỗ về bởi bàn tay của thiên nhiên, thay bàn tay mẹ già, những giọt nước mưa thay nước mắt vợ hiền . Anh nằm đó trong tiếc thương của cả dân Miền Nam, của những người con, người vợ, người cha, bạn bè, đồng đội đã may mắn vượt thoát gông cùm của kẻ xâm lăng đến bến bờ tự do . Hãy yên nghỉ ngàn thu những chiến hữu, đồng bào của tôi nhé . Một ngày nào đó không xa, đất nước sạch bóng quân thù, thân xác các anh không còn nhưng vẫn luôn hiện hữu mọi nơi, nó bàng bạc theo cơn gió nhẹ, theo từng ngọn sóng bạc đầu, vi vút theo từng tiếng ru của sáo diều đi vào tận mọi trái tim của người Miền Nam . Cảm ơn các anh đã nằm xuống cho chúng tôi có ngày hôm nay . .. Ngày 30 tháng 4 oan nghiệt khi các quân đoàn CSBV xâm lược đã tiến về SaiGon, người chịu cảnh bi thương, đau đớn nhất cũng chính là những người Mẹ, người Vợ của những lính chiến VNCH, Họ mất hết tất cả, bị trả thù tàn khốc, trong khi chồng con họ bị nhốt vào các trại tù cải tạo, để bị người chiến thắng trả thù bằng những thủ đọan đê tiện nhất, với gần cả trăm ngàn người đã nằm xuống trong các trại cải tạo, thân xác bị vùi dập trong bảy nẹp tre, bó bởi dây rừng . Thì chính những người vợ lính, họ càng chịu nhiều đau thương hơn, họ bị đẩy vào vùng kinh tế mới để chết lần chết mòn vì đói khát, bệnh tật . Một đòn trả thù hèn hạ của cái gọi là bên chiến thắng . Nhưng có một điều oái ăm là họ vẫn chịu đựng không dám rời bỏ nơi khốn cùng này cũng chỉ vì hy sinh cho chồng, hy vọng hành động của mình là để chồng, con được “cách mạng” cứu xét cho về xum họp ....
Những hình ảnh của những bà mẹ già lom khom, người vợ trẻ chắt chiu từng đồng không dám ăn để chờ đến ngày được đi thăm nuôi chồng con thật là cảm động với những tình tiết rơi nước mắt được ghi lại trong các hồi ký ...Những người kém may mắn hơn chồng con bị tống ra đất Bắc xa xăm, không đủ điều kiện thăm nuôi đành rớt nước mắt mà nhớ thương chồng con ...
Tôi là nhân chứng cho khúc quanh lịch sử này, nên đã chứng kiến sự hy sinh cao quý của các bà mẹ, người vợ của các chiến sỹ VNCH lặn lội thăm chồng con nơi trại cải tạo heo hút trong rừng già Tam Biên của ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Tuy, Bình Thuận có tên là Địa Ngục Cà Tót . Nơi này quả thật là địa ngục của trần gian . Cái bọn tự xưng là “giải phóng” miệng quang quác lời nhân nghĩa cho rằng là thì cho Sỹ quan “Ngụy” cải tạo là để giúp họ thành con người mới, thế sao lại tống họ lên nơi rừng sâu đất chết đầy muỗi mòng, sốt rét thế này ? Thực chất bọn “Giải phóng” chỉ muốn trả thù giết chết cho bằng hết để hả giận, tô thêm máu lên lá cờ vốn đã nhuộm bằng 4 triệu dân Miền Bắc, và hằng triệu dân Miền Nam, nay chỉ muốn tô đậm thêm ..
Một lần nữa, Các bà mẹ, vợ lại lo lắng đi tìm chồng con. Mong được thấy mặt và nơi ăn chốn ở của chồng con mình để mà an tâm ..Tại trại Tù Cà Tót sau chừng 10 ngày khi chúng tôi 105 người là Sỹ Quan của Bình Thuận sau khi đánh trận sau cùng tại Vũng Tàu thì buông súng theo lệnh TT hai ngày Dương Văn Minh và ra trình diện với “cách mạng” theo lệnh để được học tập một tuần và ngày 5-5-1975 thì bị chở nhốt hết tại Lao Xá Phan Thiết, để học làm người XHCN thì bị VC tống lên đây, và có số cấp thấp như lính Nghĩa Quân và nhân viên xã ấp mà VC cho là bọn ác ôn nên khi chiếm được Bình Thuận VC bắt hết lên đây, có một số lính từ Lâm đồng chạy về Phan Thiết trên tỉnh Lộ 8 Phan Thiết – Di Linh cũng bị bắt . Giá như không có ngày 30-4-1975 thì số này chắc phải chết hết để trả nợ máu cho mấy triệu tên Bắc cộng sinh Bắc tử Nam .
Nhờ có những anh em này trở về báo tin mà những người mẹ, người vợ mới biết tin tìm lên đây . Nên biết trại Cà Tót này là nơi VC Bình Thuận đặt BCH tỉnh ủy của chúng, trong một thung lũng chết bao vây một rừng cây cổ thụ và tre bạt ngàn dựa theo bờ con Sông Quao chảy về Phú Long để sau đó thoát ra biển lớn bằng cửa Phú Hài .
Nên việc tìm ra địa điểm này theo lời chỉ dẫn thì quả ư là khó khăn, nhất là với phụ nữ chân yếu tay mềm chưa từng băng rừng lội suối, cũng chưa từng học qua bản đồ, định hướng đi ...thế mà một toán chừng mười bà họ tìm ra được chốn này mới tài, tôi cũng nễ phục họ . Thật tình mà nói bản thân cũng rất muốn gia đình tìm lên đây đem theo thức ăn, áo ấm và nhất là thuốc sốt rét không thì thân này chắc phải bỏ mạng nơi rừng hoang sâu thẳm này cùng các đồng đội . Biết như thế này thì thà là tử chiến với quân xâm lược một trận oanh liệt nơi sa trường để không chết nơi ô nhục này . Nhưng trong lòng lại thầm van vái gia đnh, nhất là mẹ và vợ tôi đừng dại dột mà tìm lên nơi tử địa này ....Sức nam nhi đã qua trui luyện như thép của chúng tôi còn không chịu nổi thì phận đàn bà làm sao chống chọi cho dù chỉ ngủ qua một đêm và uống nước nơi hiểm độc này .
Thế mà qua ngày thứ 21, tôi thấy thấp thoáng mấy tà áo trắng, nón lá của phụ nữ qua hàng cây vào một buổi chiểu tàn . Có anh bạn nào đó mau mắn chạy đến báo tin :
-Tao có thấy vợ mày trong số đó . Cảm xúc lúc đó thật lẫn lộn, nhưng thật sự rất là lo lắng, nhưng cũng tự an ủi, chắc không có gì đâu vì sau khi về nếu có bệnh thì đã có bác sỹ, có đầy đủ thuốc . Nhưng trời ơi, tôi có biết đâu rằng chỉ sau mấy ngày giặc phương Bắc tràn về, chúng đã vơ vét hết thuốc men và những nhu yếu phẩm mang về Bắc vì chúng chả có gì ngoài cái miệng khoe khoang tuyên truyền .....rằng thì là ngoài Bắc cái gì cũng có kể cả TV chạy đầy đường và cà rem thì ăn không hết phải phơi khô để dành ăn .
Thoạt đầu tên trại trưởng, thiếu tá VC tên Nguyễn Hoa người gốc Đức Nghĩa Phan Thiết, cương quyết không cho thân nhân được gặp tù chúng tôi, hắn lý luận rằng tại đây không thiếu thốn gì kể cả thuốc men ...Cuối cùng thì không biết các bà nói sao mà thuyết phục được hắn cho thăm gặp, nhưng chỉ được một tiếng, thế cũng đủ rồi . Thời gian chỉ đủ để nhắn nhủ những lời trăn trối vì nghĩ rằng chắc gì còn sống để trở về, không chết vì bệnh tật, cũng chết vì bị đọa đày . Khi chia tay mà lòng quặn đau, chỉ dặn dù hoàn cảnh thế nào phải ráng sống mà nuôi con khôn lớn ...Sau khi chia tay tôi để lại cái áo len cho vợ tôi mặc và dặn kỹ cố không để cho muỗi cắn, sáng trước khi ra về thì gởi lại cho tôi chiếc áo len vì lúc ra đi trình diện, đâu có biết bọn chúng đưa lên chốn địa ngục này . Nhờ số thuốc trị sốt rét mà vợ tôi trao tay, tôi mới có cơ hội sống sót và giúp đỡ cho vài bạn thân còn mạng sống để quay về nhà sau này .
Điều tôi thắc mắc là bằng cách nào mà 11 bà toàn là dân thị thành chưa một lần lang bạt giang hồ, lại tìm được đến nơi đây để gặp chúng tôi . Câu chuyện dài dòng nhưng đại khái là trước khi họ lên đây đã có hai chị người Nùng Sông Mao trong đó có vợ Trung úy Lục Chấn Lầm đã tìm lên đây trước nhưng lại đi lạc lên trên Di Linh theo đường rừng núi thật gian khổ . Cuối cùng thì hai chị quay về và hướng dẫn toán này đi vì đã có kinh nghiệm và đã dò hỏi được đường qua các trạm giao liên của VC vẫn còn tồn tại . Tối đến hai chị phải leo lên cây ngủ vì sợ thú dữ, thật là vất vả trăm chiều, phải có lòng thương yêu chồng mới vượt qua được thử thách này .
Nhờ có sự hướng dẫn của hai chị người Nùng này mà toán 11 chị tìm được tới đây, để trao món quà tình nghĩa nhưng thật là quý giá . Tối phải ngủ lại tại trạm giao liên bên bờ con sông Quao và được họ hướng dẫn chỉ đường và dẫn đi một đoạn quan trọng để khỏi phải bị lạc trong rừng già ...
Đúng y như suy nghĩ của tôi, sau khi còn giữ được mạng sống để chuyển về trại Tổng Trại 8 Sông Mao do quân đội VC điều hành, trong lần thăm nuôi đầu tiên sau mấy tháng xa cách, tôi biết vợ tôi và các chị em lên Cà Tót thăm nuôi hôm đó cũng thoát chết bởi cơn sốt rét hành hạ, nét mặt còn xanh xao, ốm đi rất nhiều, trong khi chúng tôi nằm lại tại nơi này hơn 40 mạng người chỉ trong vòng 100 ngày .
Những người Mẹ, Vợ lính tâm hồn họ thật cao cả, có thể hy sinh cả mạng sống mình để bảo vệ người mình yêu thương . Cho nên chúng ta cần nói lên tiếng nói để cám ơn nghĩa cử cao đẹp này mà tôi tin rằng đó là thiên chức mà người phụ nữ nào trên quả đất này đều có . Nhưng đặc biệt phụ nữ Miền Nam ta thật là tuyệt vời, họ không đắn đo, phàn nàn cùng dấn thân lo cho gia đình, chính họ đã đóng góp quan trọng trong việc duy trì 20 năm thịnh vượng của Miền Nam thân yêu của chúng ta .Họ là những người rất xứng đáng được vinh danh cho dù nay đã muộn màng sau mấy mươi năm ngày tàn cuộc chiến .Họ mới thật sự là những anh hùng .
Sau ngày tàn cuộc chiến oan nghiệt đó, có bao nhiêu người vợ, người mẹ, người tình ... vẫn còn đứng trên Bến Bạch Đằng ngóng nh́n ra sông Sài G̣n, nước sông đục ngầu lững lờ chảy như mang theo mọi nỗi niềm chưa nói được . Họ c̣n đứng đây sau bao năm ngóng đợi một bóng hình quay về, nhưng những con tàu xưa sao không thấy về bến cũ, chỉ lưu dấu mỏi mòn trên khóe mắt của người ở lại . Những dáng quen thân của con tàu Nhật Tảo, Trần Khánh Dư, Chương Dương, Hàm Tử …sao tít mù khơi ….
Thành phố SAIGON bây giờ vẫn nhộn nhịp tấp nập, đường DUY TÂN vẫn c̣n hàng cổ thụ vươn ḿnh dưới ánh nắng chói chang, nhưng nay thiếu vắng bóng dáng người lính Dù với chiếc mũ nồi đỏ, không c̣n thấy người lính Biệt Cách Dù tay trong tay với người yêu là cô gái nữ sinh Gia Long trên phố vắng . Đâu còn những chàng SVSQ Bộ Binh Thủ Đức, tay trong tay với người yêu . Đâu rồi tà áo trắng tung bay trong những chiều gió lộng . Hình bóng anh đứng tần ngần trước Nhà thờ ĐỨC BÀ như chờ đợi ai vẫn còn in dấu như ngày nào . Chợ SAIGON vẫn c̣n đó, nhưng hương vị xưa nay hẳn không c̣n v́ người xưa đi măi nơi nào để lại trong ḷng cô gái Sài G̣n nỗi nhớ niềm thương da diết không thể nào quên. Họ nhớ lắm lá quốc kỳ VNCH tung bay trước Dinh Độc Lập trong buổi chiều lộng gió . Thấp thoáng đâu đây vóc dáng người xưa ….
Những buổi chiều tà, từng cặp t́nh nhân tay trong tay đủ sắc màu quân phục, thong thả đi dạo bước …. Ôi hương xưa sao không thấy trở về, Người em gái hậu phương muốn thêm một lần nắm lấy bàn tay anh, họ thèm một cánh tay ôm trọn bờ vai bé bỏng . Nhưng những cái ước mơ đó giờ chỉ c̣n nhạt nḥa trong hư ảo .
Còn đâu tiếng trống nhịp nhàng của khúc quân hành, tiếng bước chân đều nhịp giữa đại lộ Trần Hưng Đạo trong ngày diễn hành lễ Quân Lực VNCH, có bóng dáng anh người lính Biệt Kích oai hùng, Lính Dù, BĐQ, TQLC, Hải Quân, Bộ Binh .... . Trong trang phục hoa rừng, màu cỏ úa, với dây biểu chương, trên nắp túi áo quân phục, những cuống huy chương được gắn đầy bởi những chiến công hiển hách, có phần của những người vợ trong đó .
Để rồi hôm nay mỗi khi ngày này lại về, người em gái hậu phương MN, người vợ ... ra đứng nơi đại lộ năm nào để t́m lại h́nh bóng xưa, nhưng chờ và chờ măi không thấy bóng dáng người xưa trở về, để nắm bàn tay chai xạm, bờ vai rộng ấm áp mùi thuốc súng . Nay chắc không c̣n nhưng chắc hơi ấm trong anh vẫn c̣n măi ... .
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 13 Hours Ago   #3
ngoclan2435
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Mar 2010
Posts: 2,245
Thanks: 697
Thanked 2,071 Times in 958 Posts
Mentioned: 10 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 419 Post(s)
Rep Power: 23
ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9
ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9ngoclan2435 Reputation Uy Tín Level 9
Default

Ôi! Quân Đội VNCH là như vậy, đầy nhân tính, c̣n tụi chó chết Cộng Sản VN ra sao? Có chứ chúng nó "NỔ" to hơn bom. Nào là 1 thằng cán ngố nấp trên mây, chờ máy bay địch bay ngang qua, lấy AK bắn rớt. Nào là 1 thằng phi công Cộng Sản, bị bắn thủng máy bay, nó lấy tay bịt lỗ thủng đó bay về an toàn! Tổ cha chúng nó 1 lũ súc vật với những chuyện tưởng tượng như vậy mà dân chúng tin mới chết chứ.
ngoclan2435_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to ngoclan2435 For This Useful Post:
Gibbs (12 Hours Ago)
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06486 seconds with 12 queries