Huyết khối tĩnh mạch năo là một bệnh lư mạch máu năo hiếm gặp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
ThS.BS. Đinh Trung Hiếu, Trung tâm Đột Quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, cho hay huyết khối tĩnh mạch năo là t́nh trạng h́nh thành cục máu đông bên trong hệ thống tĩnh mạch của năo. Các tĩnh mạch này có vai tṛ dẫn lưu máu từ năo trở về tim. Khi cục máu đông xuất hiện, nó sẽ gây tắc nghẽn, cản trở ḍng chảy của máu, dẫn đến ứ trệ tuần hoàn. Hậu quả là tăng áp lực nội sọ và có thể gây tổn thương nhu mô năo.
Nhiều người có thể nhầm lẫn huyết khối tĩnh mạch năo với đột quỵ, tuy nhiên đây là hai bệnh lư có những điểm khác biệt căn bản.
Về tần suất mắc bệnh: Đột quỵ là bệnh lư rất phổ biến, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn cầu. Ngược lại, huyết khối tĩnh mạch năo là một bệnh lư hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,5-1% tổng số các trường hợp đột quỵ.
Cơ chế bệnh sinh: Đột quỵ thường được chia thành hai thể chính là đột quỵ thiếu máu năo (do tắc nghẽn động mạch cấp máu cho năo) và đột quỵ chảy máu năo (do vỡ mạch máu năo). Trong khi đó, huyết khối tĩnh mạch năo là t́nh trạng huyết khối gây tắc nghẽn hệ thống tĩnh mạch dẫn lưu máu từ năo đi ra ngoài.
Diễn biến bệnh: Đột quỵ thường khởi phát đột ngột, các triệu chứng xuất hiện nhanh và thường nặng ngay từ đầu. Ngược lại, huyết khối tĩnh mạch năo thường có diễn biến nặng tăng dần trong vài ngày, khiến việc nhận biết sớm đôi khi gặp khó khăn.
Bác sĩ Hiếu cho biết huyết khối tĩnh mạch năo h́nh thành do cục máu đông làm tắc ḍng máu tĩnh mạch, khiến áp lực trong năo tăng lên. Nếu không được xử lư kịp thời, t́nh trạng này có thể gây tăng áp lực nội sọ, xuất huyết hoặc tổn thương năo lan rộng.
Khác với các yếu tố nguy cơ phổ biến của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, hay rối loạn mỡ máu, huyết khối tĩnh mạch năo chủ yếu xảy ra ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh (trong 6 tuần đầu), người sử dụng thuốc tránh thai liều cao kéo dài, người có nhiễm khuẩn vùng đầu-mặt-cổ (như viêm tai xương chũm, viêm xoang), bệnh nhân tự miễn (như lupus ban đỏ, hội chứng kháng phospholipid), ung thư, nhiễm Covid-19, hoặc rối loạn đông máu bẩm sinh...
Triệu chứng nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch năo gồm: đau đầu, đau tăng về đêm, buồn nôn, mờ hai mắt dần, co giật, yếu liệt tay chân, giảm ư thức, lơ mơ hoặc hôn mê.
Khi có các dấu hiệu này, đặc biệt ở nhóm nguy cơ cao nêu trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh hoặc đột quỵ để được chẩn đoán và xử trí sớm, theo khuyến cáo của bác sĩ Hiếu.
Chẩn đoán sớm bệnh thường khó v́ triệu chứng diễn tiến chậm và không đặc hiệu. Ḍ t́m chính xác cần dựa vào các kỹ thuật h́nh ảnh như chụp CT hoặc MRI sọ năo, giúp phát hiện cục máu đông và đánh giá mức độ tổn thương năo.
Điều trị chủ yếu là dùng thuốc chống đông để làm tan huyết khối, khôi phục ḍng máu và pḥng biến chứng. Giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được tiêm thuốc chống đông, sau đó chuyển sang dạng uống để duy tŕ.
Với trường hợp nặng, khi huyết khối lớn hoặc có xuất huyết đe dọa tính mạng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở sọ giải áp hoặc can thiệp lấy huyết khối qua mạch máu.
Lựa chọn thuốc và thời gian điều trị sẽ tùy vào từng nguyên nhân và yếu tố nguy cơ cá nhân. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ.
Bác sĩ Hiếu khuyên việc phát hiện và điều trị huyết khối tĩnh mạch năo sớm quyết định tiên lượng bệnh. Phần lớn bệnh nhân được can thiệp kịp thời có thể hồi phục hoàn toàn hoặc ít di chứng. Ngược lại, nếu nhập viện muộn, bệnh nặng với tổn thương năo hoặc xuất huyết lớn, nguy cơ tử vong và tàn phế sẽ rất cao.
VietBF@sưu tập
|
|