Theo như có một người mẹ mới đây kể rằng chị đă "đứng h́nh" khi con gái 6 tuổi bất ngờ hỏi: "Mẹ ơi, con được sinh ra bằng cách nào vậy?", th́ sau đó làm cho người mẹ chỉ có vài giây để quyết định: Nói ǵ, nói sao, và có nói thật không. Nhưng v́ có những câu hỏi nghe có vẻ ngây thơ lại chính là nỗi lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh như nhiều đứa trẻ lên 5, lên 6 đă ṭ ṃ, đă hỏi những câu mà người lớn không lường trước.
Khi con c̣n nhỏ, nhiều người lớn thường nghĩ rằng chủ đề giới tính là chuyện "lớn rồi mới nói". Nhưng thực tế, nhiều đứa trẻ lên 5, lên 6 đă ṭ ṃ, đă hỏi những câu mà người lớn không lường trước. Như chị Thu Hương, một bà mẹ ở TP.HCM, kể rằng chị đă "đứng h́nh" khi con gái 6 tuổi bất ngờ hỏi: "Mẹ ơi, con được sinh ra bằng cách nào vậy?".
Chị đang lúi húi dọn đồ chơi, nghe xong mà sững lại, suưt đánh rơi cả hộp Lego. Chị biết kiểu ǵ cũng đến lúc con hỏi, nhưng không ngờ là sớm đến thế. Câu hỏi ấy khiến bao bài viết từng lưu về "giáo dục giới tính sớm" trong điện thoại bỗng chốc trở thành lư thuyết sáo rỗng. V́ trong khoảnh khắc ấy, không ai kịp lôi tài liệu ra đọc. Người mẹ chỉ có vài giây để quyết định: Nói ǵ, nói sao, và có nói thật không.
Chị Hương kể, chị ngồi xuống cạnh con, cố gắng giữ b́nh tĩnh và nói: "Khi ba mẹ yêu nhau và muốn có em bé, trong bụng mẹ có một chỗ đặc biệt gọi là tử cung – giống như một cái tổ ấm. Ba gửi một hạt giống nhỏ vào trong, gặp trứng của mẹ, rồi con bắt đầu lớn dần lên trong bụng mẹ. Sau chín tháng, con ra đời".
Đứa trẻ tṛn xoe mắt, rồi hỏi tiếp: "Ba gửi hạt giống kiểu ǵ vậy mẹ?".
Câu hỏi thứ hai nghe có vẻ ngây thơ lại chính là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Chị Hương kể lúc đó chị chọn cách tŕ hoăn: "Đó là một phần riêng tư giữa ba mẹ, khi con lớn hơn một chút, mẹ sẽ kể kỹ hơn. Bây giờ mẹ chỉ muốn con biết: con được sinh ra từ t́nh yêu và sự mong chờ của ba mẹ".
Câu trả lời có vẻ hợp lư, nhưng sau cuộc tṛ chuyện ấy, chị Hương trăn trở rất nhiều. Chị bắt đầu t́m đọc lại tài liệu một cách nghiêm túc, và nhận ra: trẻ 6 tuổi hoàn toàn đă có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về sinh sản, miễn là người lớn biết cách giải thích trung thực và đúng mức.
"Chuyên gia giáo dục giới tính từ Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị: Giai đoạn từ 5 đến 7 tuổi là thời điểm thích hợp để dạy trẻ về cơ thể, cách h́nh thành em bé, và tên gọi đúng của các bộ phận sinh dục. Việc che giấu, né tránh hay gắn cho chuyện sinh sản cái mác "người lớn mới được biết" dễ khiến trẻ hiểu sai, hoặc đi t́m câu trả lời từ các nguồn không kiểm soát được.
Thay v́ lảng tránh, có thể trả lời con đơn giản như: "Khi người lớn yêu nhau và muốn có con, dương vật của ba đưa tinh trùng vào trong âm đạo của mẹ. Tinh trùng t́m gặp trứng, và khi kết hợp lại, một em bé bắt đầu lớn lên trong bụng mẹ. Không cần nói chi tiết hơn nếu con không hỏi tiếp. Nhưng nếu có, hăy sẵn sàng v́ đó là cơ hội để dạy con bằng sự tin tưởng, không phải giấu giếm", chị nói.
Chị Hương nhận ra, điều quan trọng không phải là né tránh cho qua, mà là tạo ra cảm giác: con có thể hỏi mẹ bất kỳ điều ǵ mà không bị mắng hay xấu hổ.
Cũng trong tối hôm đó, con chị hỏi tiếp: "Vậy bạn Na trong lớp nói con nít ra từ… nách của mẹ, có đúng không mẹ?". Chị bật cười rồi nói: "Không đâu con. Em bé chui ra từ một nơi rất đặc biệt trên cơ thể mẹ, gọi là âm đạo. Đó là cánh cửa mà cơ thể người phụ nữ dùng để đưa em bé ra ngoài. Cũng có trường hợp sinh mổ, th́ em bé sẽ ra đời qua đường bụng của mẹ".
Con "ồ" lên, rồi hỏi tiếp: "Vậy mẹ có đau không?". "Đau chứ. Nhưng mẹ chịu được, v́ mẹ sắp được gặp con," chị đáp. Đứa trẻ gật gù rồi ôm mẹ, không hỏi ǵ thêm nữa.
Nghe th́ đơn giản, nhưng chính những cuộc tṛ chuyện nhỏ như vậy sẽ đặt nền móng cho việc giáo dục giới tính một cách lành mạnh, nhẹ nhàng và đúng hướng. Trẻ con không thấy ngại nếu người lớn không tạo ra sự ngại ngùng. Trẻ cũng không thấy chuyện đó "bậy bạ", nếu người lớn không dùng chính thái độ bối rối để khiến chủ đề trở nên kỳ quặc.
Chị Hương kể thêm, một người bạn của chị từng quát mắng con v́ hỏi về việc "ba mẹ làm ǵ để có con". Kết quả, cậu bé không hỏi ǵ nữa nhưng âm thầm t́m kiếm trên mạng. Chỉ vài cú nhấp, đă hiện ra những nội dung người lớn độc hại, sai lệch, may ba mẹ kịp thời phát hiện và can ngăn.
Đó chính là mặt trái của sự im lặng. Nếu không nói với con, sẽ có người khác nói, và chưa chắc người đó nói đúng.
Giáo dục giới tính không chỉ là "giảng bài về sinh sản". Đó là cả một quá tŕnh giúp con hiểu và tôn trọng cơ thể, biết đâu là hành vi an toàn, đâu là giới hạn, và biết bảo vệ chính ḿnh. Mỗi câu hỏi của con là một tín hiệu cho thấy: con đă sẵn sàng học, và cha mẹ cần sẵn sàng trả lời.
Chị Hương bảo: "Sau cuộc tṛ chuyện hôm ấy, tôi không c̣n thấy sợ khi con hỏi về giới tính nữa. Thậm chí, tôi mong con sẽ tiếp tục hỏi. V́ chừng nào con c̣n hỏi, nghĩa là con c̣n tin ḿnh là người đáng tin để giải toả thắc mắc của ḿnh".