Trong bối cảnh tuyển dụng sụt giảm, nhiều nhân viên văn pḥng tại Mỹ quyết định gắn bó với công ty hiện tại, nhận mức lương tăng đều thay v́ nhảy việc, đối mặt với sự bất ổn.Mức tăng lương hàng năm của nhóm lao động bám trụ tại Mỹ chính thức vượt qua nhóm nhảy việc. Đây là điều hiếm khi xảy ra trong gần 2 thập kỷ qua.
Dù mức chênh lệch hiện tại không lớn, đây vẫn là bước ngoặt đáng chú ư so với tháng 7/2022, thời điểm người nhảy việc nhận mức tăng lương 8,5%, cao hơn hẳn mức 5,9% của người ở lại.
Diễn biến này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng dè dặt trong việc tuyển dụng. Khi quyết định tuyển thêm nhân sự, họ cũng không đưa ra mức lương hấp dẫn để thu hút ứng viên như trước.
Nhờ đó, những người kiên tŕ giữ công việc trong giai đoạn bất ổn trở thành “tầng lớp ưu tú” mới của giới văn pḥng. Họ hưởng mức tăng lương ổn định và ít nguy cơ bị sa thải.
Những người chuyển việc trong thời kỳ “Đại nghỉ việc” (The Great Resignation) và duy tŕ vị trí đến nay cũng hưởng lợi kép. Họ vừa chốt mức lương cao hơn, vừa ổn định lâu dài.
Ở chiều ngược lại, nhiều nhân sự đang ở trong t́nh trạng thất nghiệp hoặc nỗ lực t́m kiếm việc làm trong lúc tỷ lệ tuyển dụng tại Mỹ chạm mức thấp nhất kể từ năm 2014, không tính giai đoạn lao dốc đầu đại dịch, theo Business Insider.
Nên nhảy việc hay ở lại?
Theo chuyên gia kinh tế Cory Stahle từ Viện nghiên cứu việc làm Indeed Hiring Lab, câu trả lời phụ thuộc vào cơ hội thực tế. “Nếu có công việc mới thực sự giúp bạn thăng tiến và cải thiện thu nhập, hăy cân nhắc. C̣n nếu không, quyết định ở lại ít nhất vẫn đảm bảo mức tăng lương tương đối tốt trong lúc này,” ông nói.
Trong bối cảnh “Đại bám trụ” (The Big Stay) dần trở thành xu hướng chủ đạo, ngày càng ít người rời bỏ công việc hiện tại kể cả không c̣n hứng thú. Với nhiều người, giữ một công việc vẫn tốt hơn đón nhận nguy cơ thất nghiệp kéo dài hoặc bước vào thị trường lao động đầy bất ổn.
Theo Cục Dự trữ Liên bang Atlanta, từ tháng 2 đến nay, mức tăng lương trung vị của nhóm ở lại vượt nhóm nhảy việc trên toàn ngành. Riêng trong tháng 5, các ngành nghề văn pḥng ghi nhận mức tăng mạnh. Lĩnh vực thông tin (gồm phát thanh, viễn thông và xử lư dữ liệu) tăng 6%, lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh (gồm quản trị doanh nghiệp, pháp lư và thiết kế hệ thống máy tính) tăng khoảng 5%.
Ông Guy Berger, Giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Viện Burning Glass, nhận định: “Lượng người gia nhập và rời khỏi thị trường lao động đều giảm. T́nh h́nh này có lợi cho nhóm lao động ổn định, thường là người lớn tuổi, nhưng gây bất lợi cho người trẻ đang t́m cách chen chân vào thị trường”.
Nhân sự giảm kỳ vọng
Trái ngược với sự ổn định của nhân sự bám trụ, nhóm đang t́m việc phải đối mặt với nhiều khó khăn. Khi các doanh nghiệp thắt chặt tuyển dụng do bất ổn kinh tế, họ ưu tiên giữ nhân sự hiện tại thay v́ bổ sung người mới.
Chuyên gia Daniel Zhao từ nền tảng việc làm Glassdoor cho biết, các ngành văn pḥng đang đảo ngược xu hướng tuyển ồ ạt thời hậu Covid-19 và tiến hành thu hẹp quy mô. T́nh trạng này khiến quá tŕnh t́m việc trở nên khó khăn hơn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.
“Ngày càng nhiều người bị sa thải thay v́ tự nguyện nghỉ việc, dẫn tới t́nh trạng chấp nhận công việc có mức lương hoặc chức danh thấp hơn,” ông Zhao lư giải.
Ông Berger bổ sung rằng, bên cạnh tốc độ tuyển dụng chậm lại, sự cạnh tranh cao hơn do số lượng người có bằng đại học gia tăng cũng là nguyên nhân. Ngoài ra, trí tuệ nhân tạo góp phần khiến nhu cầu tuyển nhân viên văn pḥng giảm, dù chưa đến mức quá nghiêm trọng.
Tuy vậy, điểm sáng le lói vẫn xuất hiện. Lĩnh vực dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh chứng kiến tỷ lệ tuyển dụng tăng trở lại, dù chưa phục hồi về mức đỉnh cuối năm 2021. Lĩnh vực thông tin cải thiện nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp, trong khi tài chính tụt hậu so với 2 nhóm ngành trên.
Thực tế, người t́m việc bắt đầu điều chỉnh kỳ vọng. Mức lương tối thiểu mà họ sẵn sàng nhận khi t́m việc mới giảm từ 82.000 USD vào tháng 11/2024 xuống c̣n 74.000 USD vào tháng 3/2025. Với nhóm có bằng đại học, mức kỳ vọng giảm từ 102.000 USD xuống c̣n 95.000 USD.
Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên mới tốt nghiệp làm các công việc không yêu cầu bằng cấp cũng tăng nhẹ trong quư I/2025. Đây là dấu hiệu của t́nh trạng dư thừa bằng cấp so với vị trí tuyển dụng.
“Ngành tài chính, công nghệ và tư vấn vẫn rất hấp dẫn với sinh viên mới ra trường v́ hứa hẹn cơ hội thăng tiến nhanh và lương cao. Tuy nhiên, những lời hứa này dần trở nên xa vời do thị trường tuyển dụng yếu đi”, ông Zhao nhận xét.
|