Cùng với h́nh ảnh đường phố đầy xe, nhà hàng ḥa nhoáng, một thay đổi vô h́nh nhưng sâu rộng đang diễn ra ở Trung Quốc: nợ hộ gia đ́nh tăng vọt.
Cách xử lư nợ cá nhân của giới trẻ Trung Quốc cũng chia làm hai trường phái khác biệt: Một số tuyệt vọng, luôn nghĩ tới việc “kết thúc số phận”. Số khác lại khoe “thành tích” như những người gây ảnh hưởng trên mạng và t́m kiếm thu nhập từ chính t́nh trạng nợ nần của bản thân.
Phía sau sự hào nhoáng
Theo các chuyên gia, sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu sở hữu bất động sản và khởi nghiệp ở Trung Quốc trong thế kỷ này đă làm thay đổi bộ mặt các thành phố ở quốc gia tỷ dân. Chính tầng lớp này cũng góp phần thúc đẩy tiêu dùng trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tuy vậy, cùng với h́nh ảnh đường phố đầy xe, nhà hàng hào nhoáng và các trung tâm thương mại khổng lồ, c̣n có một thay đổi vô h́nh nhưng sâu rộng không kém đang diễn ra ở quốc gia tỷ dân: nợ hộ gia đ́nh tăng vọt.
Tỷ lệ nợ hộ gia đ́nh so với GDP của Trung Quốc đă tăng từ chưa đến 11% năm 2006 lên hơn 60% hiện nay, gần bằng mức của các nước giàu.
Phía sau sự hào nhoáng trên đường phố, t́nh trạng nợ nần đang tăng cao ở giới trẻ Trung Quốc. Trong ảnh là một công nhân làm việc tại một ṭa nhà đang xây dựng ở Khu Trung tâm Thương mại (CBD) Bắc Kinh, Trung Quốc hồi cuối năm 2024. Ảnh: Reuters.
Theo Gavekal Dragonomics, một công ty tư vấn nghiên cứu, hiện có khoảng 25 đến 34 triệu người Trung Quốc có thể đă vỡ nợ. Nếu tính cả những người đang chậm thanh toán, tổng số người gặp rắc rối có thể lên tới 61-83 triệu, tương đương 5-7% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên.
Gavekal Dragonomics ước tính rằng, con số này gấp đôi so với năm năm trước. Trong bối cảnh thất nghiệp trong giới trẻ cao tăng cao và thị trường bất động sản lao dốc, t́nh h́nh có khả năng sẽ c̣n tồi tệ hơn.
Tuy vậy, việc đối mặt với nợ cá nhân vẫn bị coi là điều đáng xấu hổ và c̣n xa lạ ở Trung Quốc. Chính phủ cũng đang vật lộn để hỗ trợ thông qua việc giải quyết nợ ở khắp các hệ thống, trong đó, nợ hộ gia đ́nh cũng là một phần gánh nặng.
Các chuyên gia của The Economist cho rằng, nợ hộ gia đ́nh ở Trung Quốc dù chưa phải là mối đe dọa tức thời đối với sự ổn định tài chính nhưng ngày càng đè nặng lên tâm trí tầng lớp trung lưu, khiến họ hạn chế chi tiêu và làm suy yếu niềm tin vào sự thịnh vượng không ngừng của đất nước. Trong khi, đây là yếu tố then chốt đối với sự cầm quyền của giới chức Trung Quốc.
Bẫy nợ bất động sản
Theo JPMorgan Chase, tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập khả dụng của Trung Quốc năm 2023 là gần 32%, cao hơn rất nhiều so với mức dưới 3% ở Mỹ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007.
Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nóng, hàng loạt người dân đă vay tiền để mua nhà. Quyết định này từng được đánh giá là “kèo chắc thắng” khi công việc ổn định và dồi dào. Ngoài ra, việc tiếp cận tài chính vay tiêu dùng qua các nền tảng cho vay trực tuyến như Alipay và WeBank cũng khá dễ dàng khiến nhiều người quen dần với việc tiêu xài thoải mái.
Ở Trung Quốc, các khoản vay mua nhà chiếm 65% tổng nợ hộ gia đ́nh trong năm ngoái (không tính nợ phục vụ mục đích kinh doanh). Cho đến khi đại dịch Covid-19 với các đợt phong tỏa “zero-Covid” năm 2020 và cú sập của thị trường bất động sản năm sau đó đă kéo theo hệ quả là khủng hoảng nợ cùng các cuộc chạm trán với cuigou - "thôi cẩu" hay c̣n gọi là “chó thúc nợ” - biệt danh dành cho những người đ̣i nợ gắt gao.
China Index Academy, một tổ chức nghiên cứu tư nhân, cho biết số bất động sản bị kê biên đưa ra đấu giá trong năm ngoái là 366.000 căn, nhỉnh hơn chút so với con số 364.000 năm 2023. Tuy nhiên, số người mất khả năng trả nợ có thể đang tăng nhanh hơn nhiều.
Dù vậy, các cơ quan quản lư tỏ ra dè dặt với việc thu hồi nhà ở chính của người dân một cách quyết liệt v́ lo ngại các vấn đề bất ổn xă hội. Trong khi đó, các ngân hàng lại phải đối mặt với t́nh trạng thị trường suy yếu, việc đấu giá tài sản có thể không đủ để thu hồi khoản vay thế chấp.
Ngược lại, các nền tảng cho vay trực tuyến dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong thị phần cho vay mua nhà, lại thường cứng rắn hơn nhiều trong việc đ̣i nợ.
Cuigou và trào lưu làm giàu từ... vỡ nợ
Bên cạnh nợ bất động sản, một nhóm khác cũng đang gặp khó với t́nh trạng nợ nần là những người tiêu xài hoang phí.
The Economist dẫn câu chuyện của Lily, một phụ nữ thuộc thế hệ millennials ở Thượng Hải, lâm vào nợ khi công ty phần mềm nơi cô làm việc ngừng trả lương do gặp khó khăn về ḍng tiền. Cô nợ 30.000 nhân dân tệ từ các nền tảng cho vay trực tuyến.
Để kiếm thêm, cô bắt đầu thử làm “IP nợ nần”, tức biến câu chuyện sa cơ lỡ vận thành nội dung mạng xă hội để thu hút người xem, kiếm tiền như một influencer. Cô kể về những khốn đốn của ḿnh trong các video ngắn để đăng lên mạng xă hội.
Một số người nổi tiếng trong trào lưu này có tới hàng trăm ngh́n người theo dơi. Họ c̣n thi nhau khoe, nào là tôi nợ 10 triệu, tôi nợ 100 triệu…
Khác với Lily, câu chuyện của cô Bạch tại Hàng Châu, là một h́nh thức nợ phổ biến khác: nợ đầu tư. Cô Bạch từng điều hành một doanh nghiệp giáo dục thành công và đă vay hàng triệu nhân dân tệ dưới dạng cá nhân để đầu tư vào cơ sở này.
Doanh nghiệp của cô từng đạt doanh thu hàng năm từ 100 đến 200 triệu nhân dân tệ (14-28 triệu USD). Nhưng khi đại dịch ập đến, cùng với làn sóng siết chặt các trung tâm dạy thêm, cô Bạch phải bán nhà và xe để trả nợ.
Sau khủng hoảng, phần khó khăn nhất đối với cô Bạch không phải là làm việc với ngân hàng mà là chuyện đối mặt với “chó thúc nợ” do các nền tảng cho vay trực tuyến thuê.
Họ liên tục gọi cho cô Bạch, bạn bè và người thân cô, dùng nhiều số khác nhau để tránh bị chặn. Cô Bạch rơi vào trầm cảm và từng có ư định tự tử, hôn nhân cũng tan vỡ. Cô bị ṭa án đưa vào “danh sách đen tín dụng xă hội”, không thể đi máy bay, đi tàu cao tốc hay ở khách sạn hạng sang.
Lối thoát nào cho những con nợ?
Trước t́nh trạng nợ nần tăng cao, những nhóm hỗ trợ người nợ nần đang nở rộ trên mạng xă hội ở Trung Quốc. Bà Giả Kỳ Quốc, thuộc Đại học Turku ở Phần Lan, đă thành lập một nhóm có tên gọi “Liên minh Con nợ” trên mạng xă hội Douban. Nhóm thành lập năm 2019, hiện có hơn 60.000 thành viên.
Theo cô Giả, người dùng thường thảo luận về shesi, nghĩa là “cái chết xă hội”, để chỉ sự hủy hoại các mối quan hệ cá nhân do hiện tượng “contact bombing”, tức bị gọi điện thoại liên tục bởi các nhân viên đ̣i nợ.
Trước áp lực dư luận, năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đă cấm các công ty đ̣i nợ sử dụng bạo lực, ngôn từ thô tục hoặc gọi điện vào giờ bất thường. Đồng thời, nhắc nhở các bên cho vay bảo vệ thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, luật bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Trung Quốc vẫn thi hành lỏng lẻo. Những lời than văn trên các diễn đàn con nợ cho thấy hành vi hung hăng khi đ̣i nợ của các cuigou vẫn không mấy cải thiện.
Theo chuyên gia của The Economist, một giải pháp có thể giúp các “con nợ” ở Trung Quốc hiện nay là ban hành luật phá sản cá nhân như đă có ở các nước phát triển nhằm bảo vệ người vay trước những khoản đ̣i nợ khiến họ rơi vào cảnh khánh kiệt.
Năm 2021, Thâm Quyến trở thành thành phố đầu tiên ở Trung Quốc áp dụng luật phá sản cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn c̣n dè dặt. Đến cuối tháng 9/2024, hơn 2.700 người đă nộp đơn xin bảo hộ phá sản, nhưng ṭa án chỉ chấp nhận khoảng 10% hồ sơ.
Một vài địa phương khác cũng đang thử nghiệm các mô h́nh tương tự. Dù vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa vội mở rộng ra toàn quốc. Nguyên nhân các chủ nợ thường là doanh nghiệp nhà nước, trong khi giới chức th́ lo rằng một đạo luật toàn quốc có thể bị xem là dung túng cho tiêu xài hoang phí hay đầu tư liều lĩnh.
VietBF@ sưu tập
|
|