Theo như vài giây sau khi mày bay Air India 171 cất cánh, khiến cả hai công tắc điều khiển nhiên liệu của chiếc Boeing 787 Dreamliner bất ngờ chuyển sang vị trí “ngắt” (cutoff) nhưng vẫn chưa thể làm sáng tỏ câu hỏi lớn nhất trong vụ rơi máy bay khiến 260 người thiệt mạng: “Ai đă ngắt nhiên liệu?”. Điều này khiến hai động cơ bị cắt nhiên liệu và mất lực đẩy trong báo cáo sơ bộ vụ tai nạn chuyến bay Air India 171 vừa được công bố tiết lộ t́nh tiết quan trọng này.
Bản báo cáo cũng đặt ra nhiều nghi vấn nghiêm trọng về an toàn kỹ thuật và thao tác con người trong việc đảm bảo an toàn chuyến bay.
1. "Sao anh lại ngắt nhiên liệu?"
Chỉ vài giây sau khi cất cánh, cả hai công tắc điều khiển nhiên liệu của chiếc Boeing 787 Dreamliner bất ngờ chuyển sang vị trí “ngắt” (cutoff). Điều này khiến hai động cơ bị cắt nhiên liệu và mất lực đẩy.
Trong ghi âm buồng lái, một phi công hỏi người c̣n lại: “Sao anh lại ngắt nhiên liệu?” Người kia đáp: “Tôi không làm vậy”. Tuy nhiên, báo cáo không xác định ai là người nói câu nào.
Để ngắt nhiên liệu, phải thao tác hai công tắc cơ học đặt ở vị trí trung tâm của buồng lái, không phải loại nút bấm đơn giản có thể vô t́nh chạm phải hoặc dễ bị di chuyển mà không cần lực.
Ư đồ cố t́nh hay hành vi phá hoại có chủ đích từ hai phi công dường như khó tưởng tượng, v́ họ đều có hồ sơ công tác đáng tin cậy. Việc ngắt nhiên liệu do nhầm lẫn cũng gần như không thể nhưng báo cáo vẫn không loại trừ khả năng lỗi con người.
[url=https://ibb.co/Kzfky8Tp]
Bản đồ vệ tinh mô tả hành tŕnh ngắn ngủi của chuyến bay Air India số hiệu AI171, xuất phát từ sân bay quốc tế Sardar Vallabhbhai Patel (Ahmedabad, Ấn Độ) trước khi gặp nạn tại khu dân cư gần đó. Nguồn: Google Earth/Flightradar24.
Một cựu phi công Boeing cho biết, việc bật - tắt các công tắc này là động tác được thực hiện trên mọi chuyến bay và đă trở thành phản xạ cơ bắp. Nhưng lần này, nhiên liệu bị ngắt ngay sau khi cất cánh và bánh đáp vẫn chưa được thu lại.
Với chuyến bay Air India 171, khi máy bay rời đường băng, cơ phó là người điều khiển c̣n cơ trưởng giám sát. Chỉ vài giây sau, các công tắc nhiên liệu chuyển lại về vị trí “run” (hoạt động), kích hoạt quá tŕnh tái khởi động động cơ.
Một động cơ bắt đầu khôi phục lực đẩy trước khi va chạm, trong khi động cơ c̣n lại tuy đă tái khởi động nhưng chưa kịp tăng công suất. Tại hiện trường, cả hai công tắc nhiên liệu đều ở vị trí “run”.
2. Báo cáo c̣n cho biết ǵ?
H́nh ảnh từ CCTV sân bay cho thấy ram air turbine (RAT), tuabin gió khẩn cấp, đă được kích hoạt ngay sau khi máy bay bắt đầu lấy độ cao. Thiết bị này chỉ được triển khai khi máy bay mất điện hoàn toàn.
Lúc 8h07 sáng, máy bay được phép cất cánh. Khoảng 2 phút sau, một phi công phát tín hiệu khẩn cấp: “Mayday, Mayday, Mayday”. Kiểm soát không lưu không nhận thêm phản hồi nào sau đó.

Ảnh trích từ camera an ninh cho thấy tuabin gió khẩn cấp (RAT) bắt đầu hoạt động. Thiết bị này tự động mở ra để cung cấp điện khi toàn bộ hệ thống trên máy bay ngừng hoạt động. Ảnh: Chính phủ Ấn Độ.
Báo cáo cũng ghi nhận rằng các cần điều khiển lực đẩy (thrust levers) được t́m thấy ở gần vị trí lùi (idle) sau tai nạn. Tuy nhiên, dữ liệu từ hộp đen mở rộng (EAFR) cho thấy cần lực đẩy vẫn ở vị trí tiến (takeoff thrust) cho tới thời điểm va chạm.
Báo cáo xác nhận cả hai phi công đều có thời gian nghỉ ngơi phù hợp trước chuyến bay. Kết quả kiểm tra hơi thở trước chuyến bay cho thấy các thành viên phi hành đoàn đều đủ điều kiện bay.
Máy bay có trọng lượng cất cánh nằm trong giới hạn cho phép, không chở hàng nguy hiểm, thời tiết ổn định. Các mẫu nhiên liệu lấy từ xe tiếp nhiên liệu và bồn chứa đạt tiêu chuẩn. Không ghi nhận hoạt động của chim gây nguy hiểm dọc theo hành tŕnh cất cánh.
3. Chuyện ǵ diễn ra trước chuyến bay?
Theo báo cáo, cả hai phi công đều có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ trước chuyến bay nói trên. Phi hành đoàn cũng đă trải qua kiểm tra nồng độ cồn trước khi bay và đều đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo xác nhận trọng lượng cất cánh nằm trong giới hạn cho phép, không có hàng hóa nguy hiểm, thời tiết không xấu. Các mẫu nhiên liệu lấy từ xe tiếp và bồn chứa đều được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn. Không ghi nhận hoạt động bất thường của chim trong khu vực đường bay.
4. Cảnh báo cũ bị phớt lờ
Báo cáo cho biết, vào tháng 12/2018, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) từng phát hành bản tin khuyến cáo an toàn (SAIB) liên quan đến việc một số công tắc nhiên liệu trên ḍng Boeing 737 được lắp đặt không kích hoạt cơ chế khóa an toàn.

Một trang trong báo cáo điều tra sơ bộ.
Tuy đây không được xem là t́nh trạng mất an toàn nghiêm trọng nên không bị buộc phải sửa chữa qua chỉ thị pháp lư. Ḍng Boeing 787-8, bao gồm cả chiếc VT-ANB gặp nạn của Air India, sử dụng cùng loại công tắc.
Air India xác nhận không thực hiện kiểm tra theo SAIB v́ đây chỉ là hướng dẫn khuyến nghị, không bắt buộc.
Sau loạt sự cố với Boeing 737 Max, bao gồm hai vụ tai nạn chết người và sự cố bung tấm ốp thân giữa không trung, giới chuyên môn không c̣n tin tưởng tuyệt đối vào thiết kế và phần mềm của Boeing.

Một trang trong báo cáo điều tra sơ bộ.
Tuy nhiên, đến thời điểm báo cáo này, không có khuyến nghị nào được đưa ra liên quan đến ḍng Boeing 787 hay động cơ máy bay, dù các điều tra viên vẫn tiếp tục kiểm tra “các linh kiện có liên quan”.
Một nguồn tin cấp cao trong ngành nhận định: “Không có ǵ trong đây thực sự đáng ngờ cả”. Dù vậy, ngành hàng không từ lâu đă dựa vào việc phân tích mọi sai lệch, dù nhỏ, để duy tŕ độ an toàn vượt trội so với các phương tiện khác.
5. Tranh căi về định hướng điều tra
Với chuyến bay Air India 171, cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành. Báo cáo cho hay toàn bộ xác máy bay đă được di dời về khu vực an toàn gần sân bay, cả hai động cơ đều đă được thu hồi và cách ly tại nhà chứa.
Một lượng nhỏ mẫu nhiên liệu c̣n lại trong bộ lọc APU và van xả cánh trái sẽ được gửi đi kiểm tra tại pḥng thí nghiệm phù hợp. Dữ liệu từ hộp đen đang được phân tích chi tiết.
Vụ tai nạn đang đặt ra hàng loạt câu hỏi nghiêm trọng về an toàn kỹ thuật và thao tác con người, trong đó, câu hỏi “Sao anh lại ngắt nhiên liệu?” vẫn chưa có lời giải đáp rơ ràng.