Dự án về phi trường quốc tế Long Thành là một biểu tượng đầy tham vọng lớn của Hà Nội, dự kiến sẽ đưa vào vận hành kể từ năm sau, với công suất là 25 triệu lượt hành khách mỗi năm.
Siêu công tŕnh này với tổng số vốn ước tính là 16 tỷ USD, được CSVN kỳ vọng có thể cho thay thế phi trường Tân Sơn Nhứt. Từ đó từng bước xóa sổ phi trường này, vừa để người dân quên đi một biểu tượng về ngành hàng không từ thời Việt Nam Cộng Hoà, vừa có thể giải tỏa khu đất vàng ở trung tâm Thành Hồ.
Nhưng phi trường Long Thành hiện đang gặp một vấn đề rất lớn, đó là không có đường giao thông thuận lợi để cho kết nối với trung tâm Thành Hồ. Hiện chỉ có 3 con đường nối Long Thành với Thành Hồ, là Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, và cao tốc TP HCM–Long Thành–Dầu Giây. Nhưng tất cả đều đă quá tải, thường xuyên bị kẹt xe. Đường Vành đai 4 th́ mới được cho thông quan trên giấy. Không có đường sắt cao tốc, metro để kết nối với trung tâm.
Phi trường quốc tế Long Thành đang trong giai đoạn xây cất hoàn thiện. (Ảnh: Phước Tuấn/VnExpress)
Như vậy, nếu hành khách muốn đi từ phi trường Long Thành, có thể sẽ phải mất thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ để vào tận trung tâm Thành Hồ (và may mắn không bị kẹt xe), c̣n nếu kẹt xe th́… sẽ mất khoảng 3-4 tiếng. Thậm chí, chính nơi đầu tư
ACV đă cảnh cáo, hành khách nào khi bay đến Long Thành rồi để chờ quá cảnh th́ sẽ phải mất 5 tiếng chuyển lên Tân Sơn Nhứt để kịp chuyến bay tiếp theo. Nhiều người c̣n mỉa mai là phải lập ra đường bay siêu ngắn Long Thành– Tân Sơn Nhứt (chưa đến 40 km) để rút ngắn thời gian đợi quá cảnh. Nhưng phương án này xem ra khó, v́ chẳng có ai lại cho thiết kế đường baychỉ có trong 10 phút như vậy.
C̣n nếu để cho hành khách phải mất 5 tiếng để di chuyển cho kịp chuyến bay tiếp theo th́ họ thà không thèm đi, chứ chẳng có ai lại muốn mất thời gian và công sức nhiều vô ích kiểu này. Nói như vậy để thấy lối suy tính và tầm nh́n ngắn hạn của viên chức CSVN. Trước nay đă rất nhiều sự kiện như vậy đă xảy ra, chẳng hạn như cho xây cầu mà không xây đường dẫn, rồi bỏ phí cây cầu, c̣n dân vẫn phải đi đường ṿng. Hoặc xây chợ mới không tiện đường đi, dân vẫn mua bán ở chợ cũ, chợ mới th́ lại cho bỏ hoang.
Hay mới đây là vụ xây nhà ga T3 ở Tân Sơn Nhứt, nhưng lại không làm đường cho kết nối với nhà ga T1 và T2, dù cả 3 ga này đều nằm trong cùng một phi trường. Khách bay khi đến T3 nhưng không thể đi bộ qua T1 (chỉ cách đó có vài phút) mà phải đón xe bus đi ṿng ra đường Trường Sơn rồi mới quẹo vô T1 để đi bay chuyến tiếp theo, mất khoảng 30 phút (vừa đợi xe, vừa bị kẹt xe).
Ngay từ đầu đă không tính kỹ, bây giờ muốn xây đường sắt hay đường cao tốc nối liền Long Thành với Tân Sơn Nhứt th́ lại tốn thêm vài tỷ đô nữa. Mà với t́nh trạng đội vốn, quan liêu của CSVN th́ có khi 10-20 năm nữa mới làm xong vụ vụ metro Sài G̣n vừa qua. Trong thời gian đó th́ chi phí về logistics, thời gian di chuyển giữa hai phi trường sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị khốn đốn khi phải tốn thêm nhiều khoản tiền để vận chuyển mỗi ngày.
Trên thế giới từng có nhiều bài học đắt giá về việc xây dựng lên phi trường xong, lại bị bỏ hoang, thậm chí là thành cái bẫy nợ, nhưng CSVN không chịu học. Ở Tây Ban Nha có phi trường Ciudad Real, chi phí xây dựng gần 1 tỷ USD. Khánh thành vào năm 2009, nhưng gần như không có chuyến bay nào, phải đóng cửa năm 2012, và bán lại với giá… chưa đến 10 triệu USD. Nguyên nhân do xây cất sai địa điểm (xa Madrid, không thuận tiện), dự báo sai về nhu cầu.
Hoặc phi trường Mattala Rajapaksa (Sri Lanka), được mệnh danh là phi trường vắng nhất thế giới. Chi phí xây dựng là 200 triệu USD (vay nợ từ TQ). Khánh thành vào năm 2013, nhưng hầu như không có hăng bay nào sử dụng. Cuối cùng lại khiến cho Sri Lanka rơi vào bẫy nợ của TQ.
Ngoài việc cho kết nối giao thông đường bộ, c̣n là khâu chuẩn bị vận hành di chuyển phi trường, nhân sự, khách hàng, các điểm cạnh tranh so với đối thủ và kết nối các đường bay, hăng bay.
Thiết kế bên trong và sự trải nghiệm hành khách quốc tế (rút kinh nghiệm từ T3). Rất nhiều thứ c̣n rối rắm. Nếu CSVN nôn nóng khai trương phi trường Long Thành vào năm 2026 th́ chắc chắn không kịp cho kết nối với Tân Sơn Nhứt, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và làm mất uy tín với hành khách. C̣n nếu kéo dài để chờ thời gian làm đường kết nối th́ có thể Long Thành sẽ bị bỏ hoang trong 10-20 năm để chờ làm đường xong. Kiểu nào cũng ế và hoang phí!