Sau nhiều năm dành nhiều lời ca ngợi lănh đạo Nga, ông Trump đột ngột thay đổi lập trường khi ngày càng thất vọng về triển vọng ḥa b́nh ở Ukraine.
Trong cuộc gặp Tổng thư kư NATO Mark Rutte tại Pḥng Bầu dục ngày 14/7, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ gửi thêm nhiều loại vũ khí giúp Ukraine với điều kiện các đồng minh châu Âu trả tiền trước cho Mỹ.
Đồng thời, ông cũng đặt ra tối hậu thư với Moskva, trong đó nêu rơ nếu không có thỏa thuận ngừng bắn cho xung đột Ukraine trong ṿng 50 ngày, Mỹ sẽ áp thuế 100% với các đối tác mua dầu khí của Nga. Doanh thu từ dầu khí vốn là nguồn thu quan trọng với Nga giữa lúc nước này chịu nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây v́ xung đột Ukraine.
Các nhà phân tích nhận định những tuyên bố gần đây của ông Trump đă báo hiệu sự chuyển dịch rơ rệt trong lập trường của ông về Nga và xung đột Ukraine. Nga giờ đây dường như không c̣n là đối tác được ông Trump ưu ái và Ukraine không c̣n bị coi là "người đứng ngoài cuộc chơi".

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp Tổng thư kư NATO Mark Rutte ở Pḥng Bầu dục ngày 14/7. Ảnh: AP
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, ông Trump nhiều lần ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và dự đoán hai người sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt. Trước thời điểm Nga phát động chiến dịch ở Ukraine năm 2022, ông Trump gọi ông Putin là "thiên tài", ca ngợi những ǵ ông coi là chiến thuật đàm phán cứng rắn.
Khi trở lại Nhà Trắng nhiệm kỳ hai, ông Trump vẫn dành nhiều ưu ái và niềm tin cho người đồng cấp Nga.
"Tôi tin ông ấy muốn ḥa b́nh. Ư tôi là ḿnh hiểu rơ ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy sẽ nói với tôi nếu bản thân không muốn. Tôi tin tưởng ông ấy trong vấn đề này", ông Trump nói.
Trong cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng cuối tháng 2, ông Trump thậm chí chỉ trích chính vị khách của ḿnh, nói rằng Kiev "không có quân bài nào trong tay" để mặc cả và đổ lỗi cho Ukraine về xung đột.
Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, giọng điệu của Tổng thống Mỹ đột ngột thay đổi, khi không giấu được nỗi thất vọng với ông Putin. "Nếu bạn muốn biết sự thật, chúng ta đă nhận được rất nhiều điều vô nghĩa từ Nga. Ông ấy luôn tỏ ra tử tế, nhưng hóa ra lại vô nghĩa", ông Trump nói.
Jamie Dettmer, nhà phân tích của Politico, nhận xét ông Trump dường như ngụ ư bản thân đă bị lợi dụng và giờ cần phải cứng rắn.
"Ông Trump giờ đă nhận ra Tổng thống Putin không như những ǵ ḿnh nghĩ, buộc ông phải gây áp lực lên lănh đạo Nga. Đó là điều mà ông ấy có thể làm được", cựu đặc phái viên Mỹ tại Ukraine Bill Taylor nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida ngày 3/4. Ảnh: AP
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida ngày 3/4. Ảnh: AP
Giới quan sát cho rằng ông Trump thay đổi lập trường là v́ không muốn tỏ ra yếu đuối trước Nga, khi nhiều người nhận định lănh đạo Mỹ đang bị Moskva "qua mặt" trong vấn đề Ukraine. Jeanne Shaheen, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết những người bên ngoài nền tảng ủng hộ trung thành của ông Trump đều nhận định rằng ông Putin đang không nghiêm túc với người đồng cấp Mỹ.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal th́ cho rằng sau thời gian dài thân thiện với Nga, ông Trump giờ đây "nhận ra rằng ông Putin đang lợi dụng Mỹ mà không phải trả giá".
Nghị sĩ này nói việc Tổng thống Trump thay đổi thái độ chỉ "đơn giản phản ánh thực tế rằng ông Putin không quan tâm tới ḥa b́nh".
Ông Trump ngày 14/7 cho rằng Tổng thống Nga đă "qua mặt" nhiều người tiền nhiệm như Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama và Joe Biden. Tuy nhiên, ông khẳng định "ông ấy sẽ không lừa được tôi".
Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, ông Trump đă nỗ lực rất nhiều để thúc đẩy đàm phán ḥa b́nh cho Ukraine, nhưng tới nay cam kết của ông về việc chấm dứt nhanh chóng xung đột chưa thể hoàn thành. Tổng thống Mỹ thừa nhận đây là vấn đề nan giải.
"Nó khó khăn hơn mọi người nghĩ nhiều. Ông Putin đă trở nên khó nói chuyện hơn", ông Trump thừa nhận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tháng trước.
Ông Trump muốn xây dựng h́nh ảnh người mang lại "ḥa b́nh thông qua sức mạnh" và đă làm trung gian giải quyết thành công một số xung đột toàn cầu như giữa Israel - Iran hay căng thẳng giữa Rwanda và Congo. Tuy nhiên, chiến sự Ukraine, cuộc xung đột lớn nhất, đến nay vẫn tiếp diễn, khi Nga gần đây tăng cường các cuộc không kích dữ dội vào láng giềng.
Chuyên gia cho rằng khi cảm thấy con đường ngoại giao không c̣n hiệu quả, ông Trump có thể thấy cần phải sử dụng sức mạnh để đạt được mục tiêu xây dựng h́nh ảnh "sứ giả ḥa b́nh" và giành giải Nobel Ḥa b́nh mà ông mong muốn bấy lâu.
Họ nhận định tối hậu thư mà ông Trump vừa đưa ra với Nga, cùng cam kết tăng hỗ trợ quân sự cho Ukraine, là cách ông Trump gia tăng áp lực buộc Moskva ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin hôm 26/3. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin hôm 26/3. Ảnh: AP
Tuy nhiên, sự thay đổi lập trường của ông Trump có mang lại kết quả hay không hiện cần thời gian để trả lời. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 15/7 cho biết Moskva "không quan tâm" tới tối hậu thư của ông Trump.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng từng lưu ư rằng giống như Tổng thống Mỹ đă thừa nhận, giải quyết xung đột Ukraine là chuyện khó hơn tưởng tượng. "Đây cũng là điều mà Nga đă thảo luận ngay từ đầu, bởi vấn đề như vậy không thể giải quyết lập tức", ông Peskov nói.
Điện Kremlin bày tỏ hy vọng rằng Tổng thống Mỹ vẫn nỗ lực giải quyết vấn đề Ukraine theo hướng ngoại giao, bất chấp những tuyên bố gay gắt gần đây.
Alexander Dugin, nhà triết học Nga, nói trên mạng xă hội rằng thời hạn 50 ngày mà ông Trump đặt ra đồng nghĩa Nga có một khoảng thời gian để "giải phóng hoàn toàn" 4 tỉnh đă sáp nhập ở Ukraine.
"Chúng ta có 50 ngày để hoàn thành mọi thứ đang dang dở", ông nói, nhấn mạnh nguy cơ ông Trump áp đặt thuế với các quốc gia nhập khẩu năng lượng Nga là nghiêm trọng.
VietBF@sưu tập