Dằn vặt v́ bị vợ chê "yếu" chuyện chăn gối, nam kỹ sư 42 tuổi rơi vào trầm cảm, cho rằng bản thân kém cỏi, bất lực, thậm chí đă từng nghĩ đến việc tự tử.
Dù mới 42 tuổi, anh N.V.N. – một kỹ sư đang sống tại Hà Nội đă trải qua nhiều năm chật vật với chứng “trên bảo dưới không nghe”. V́ mặc cảm và xấu hổ, anh giấu nhẹm t́nh trạng sức khỏe t́nh dục của ḿnh, không t́m tới bác sĩ mà tự ư dùng thực phẩm chức năng. Càng giấu giếm, áp lực càng dồn nén.
Cùng với đó, anh thường xuyên bị vợ phàn nàn v́ “chuyện ấy không đến nơi đến chốn”. Điều này khiến anh N cảm thấy bất lực, tự ti và sống trong tâm trạng buồn bă, chán nản thậm chí c̣n có ư định tự tử.

Mặc cảm và xấu hổ v́ chứng "trên bảo dưới không nghe" (Ảnh minh họa)
Khi t́nh trạng ngày càng nặng, vợ anh N đă đưa chồng tới khám tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai và được chẩn đoán: Theo dơi giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần, có ư tưởng hành vi tự sát. Bệnh nhân sau đó được điều trị ngoại trú bằng thuốc. Sau điều trị, dù cải thiện được giấc ngủ và ăn uống, nhưng bệnh nhân vẫn thường xuyên nghĩ đến cái chết. Sau khi tái khám, các bác sĩ quyết định cho bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú.
Bác sĩ Trịnh Thị Vân Anh, Đơn nguyên Rối loạn Stress – T́nh dục và Giới tính (Viện Sức khỏe Tâm thần) cho biết, sau 2 tuần điều trị nội trú, t́nh trạng bệnh cải thiện rơ rệt, bệnh nhân đă dừng ư nghĩ tự tử và cởi mở hơn trong việc chia sẻ các vấn đề liên quan đến bản lĩnh đàn ông. Chỉ khi điều trị nội trú, người đàn ông này mới thừa nhận rằng, chính việc không thể đáp ứng được nhu cầu của vợ, dẫn đến suy sụp tinh thần, mất động lực sống.
Sau 3 tuần điều trị kết hợp giữa thuốc, tư vấn tâm lư và phục hồi chức năng t́nh dục, bệnh nhân đă cải thiện đáng kể cả về tâm trạng và khả năng quan hệ t́nh dục.
“Khi tái khám, người bệnh cho biết đă có thể quan hệ t́nh dục trở lại, khí sắc cải thiện rơ rệt”, bác sĩ Vân Anh chia sẻ.
BSCKII Trần Thị Thu Hà – Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, rối loạn cương dương (RLCD) là một trong những rối loạn chức năng t́nh dục phổ biến nhất ở nam giới. Dù không đe dọa tính mạng nhưng RLCD có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đ́nh và mối quan hệ vợ chồng.
“Khó cương cứng hoặc không duy tŕ được độ cương khi quan hệ là biểu hiện phổ biến nhất của RLCD. Ngoài ra, nam giới có thể gặp thêm các rối loạn khác như xuất tinh sớm, xuất tinh muộn, không đạt cực khoái…”, bác sĩ Thu Hà nói.
Nguyên nhân của RLCD có thể đến từ nhiều yếu tố: tâm lư căng thẳng, trầm cảm, rối loạn thần kinh, tổn thương mạch máu, rối loạn nội tiết (cường giáp, tiểu đường…), tác dụng phụ của một số thuốc điều trị...
Qua quá tŕnh thăm khám, các bác sĩ cho biết hiện t́nh trạng rối loạn chức năng t́nh dục đang ngày càng trẻ hóa, thậm chí là dưới 30, 40 tuổi đă gặp. Hay những người bề ngoài vạm vỡ, nhưng chức năng t́nh dục lại có vấn đề. Với những người trẻ, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới t́nh trạng này là do áp lực công việc, thức khuya, dùng chất kích thích…
Điều trị RLCD không chỉ dựa vào thuốc mà c̣n cần đến liệu pháp tâm lư, thay đổi lối sống và chế độ vận động hợp lư. Với người bệnh bị trầm cảm và rối loạn cương dương, việc điều trị cũng sẽ cân nhắc rất nhiều để phù hợp với từng cá thể, bởi có loại thuốc điều trị trầm cảm cũng có thể khiến t́nh trạng rối loạn cương nặng hơn.
Quan trọng nhất, nam giới cần gạt bỏ mặc cảm, chủ động đi khám tại các cơ sở y tế uy tín ngay khi có dấu hiệu bất thường, tránh t́nh trạng “giấu bệnh”, mua thực phẩm chức năng trôi nổi hoặc tự điều trị tại nhà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và thể chất.
VietBF@sưu tập