Ṿng đàm phán Nga - Ukraine thứ ba vẫn không đạt tiến triển trong chấm dứt xung đột, cho thấy tối hậu thư của ông Trump với Moskva không phát huy tác dụng.
Cuộc đàm phán trực tiếp thứ ba giữa phái đoàn Ukraine và Nga ngày 23/7 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra chỉ trong khoảng 40 phút, ngắn nhất từ trước tới nay. Cuộc gặp kết thúc mà không đạt được bất cứ kết quả thực chất nào để hướng tới chấm dứt xung đột.
"Chúng tôi không có tiến triển nào về việc chấm dứt chiến sự hay ngừng bắn". Rustem Umerov, quan chức cấp cao dẫn đầu phái đoàn Ukraine, cho biết sau đó. Ông lưu ư rằng nhiều cuộc họp cùng 6 tháng làm việc đă không thể đưa hai bên đến gần hơn tới mục tiêu chấm dứt xung đột.

Phái đoàn Nga (phải) và Ukraine (trái) tham gia cuộc đàm phán tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 23/7. Ảnh: AFP
Umerov cho biết Ukraine một lần nữa đề xuất tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, song Moskva vẫn chưa sẵn ḷng chấp nhận.
Giới quan sát cho rằng t́nh thế bế tắc hiện nay cho thấy những cảnh báo và cả tối hậu thư mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra gần đây rơ ràng không thể thúc đẩy Nga nhượng bộ.
Tuần trước, ông Trump dọa áp thuế 100% đối với các đối tác thương mại hàng đầu của Nga nếu Moskva không đạt thỏa thuận ḥa b́nh với Kiev trong ṿng 50 ngày. Tổng thống Mỹ cũng cho biết thêm rằng ông sẽ phối hợp với các đồng minh châu Âu để gửi thêm hệ thống pḥng không Patriot cho Ukraine.
Tối hậu thư này là nỗ lực mới nhất của Tổng thống Trump nhằm gia tăng sức ép lên Tổng thống Putin trong lúc Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công tại Ukraine.
Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump từng cam kết rằng sẽ nhanh chóng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine sau khi tái đắc cử. Tuy nhiên, sau một số cuộc điện đàm giữa ông với người đồng cấp Nga cũng như ba ṿng đàm phán trực tiếp giữa Nga và Ukraine, mọi thứ dường như vẫn giậm chân tại chỗ.
Các quan chức chính quyền Mỹ nói rằng nhờ Tổng thống Trump can thiệp mà Nga và Ukraine mới đồng ư đàm phán trực tiếp sau gần ba năm chiến sự, nhưng điều đó hiện không có nhiều ư nghĩa, khi quan điểm của hai bên hoàn toàn trái ngược.
Nga vẫn kiên tŕ với các yêu cầu của ḿnh rằng bất kỳ giải pháp ḥa b́nh nào cũng phải giải quyết được "nguyên nhân gốc rễ" dẫn tới xung đột.
"Nguyên nhân gốc rễ" mà Nga đề cập gồm "phi quân sự hóa, phi phát xít hóa" Ukraine, bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga ở vùng Donbass, chống lại đà mở rộng của NATO về phía đông và bảo đảm trạng thái trung lập của Kiev. Điều này đồng nghĩa Ukraine sẽ phải thay đổi chế độ chính trị, giảm quy mô quân đội ở mức tối thiểu, từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO và công nhận 4 tỉnh mà Nga đă sáp nhập.
Trong khi đó, Ukraine kiên quyết bác bỏ những điều này, đặc biệt là yêu cầu công nhận chủ quyền của Nga với 4 tỉnh sáp nhập.
"Tổng thống Putin vẫn chưa quan tâm đến một thỏa thuận nếu chúng không theo các điều kiện do ông ấy đặt ra", Alexander Gabuev, giám đốc Trung tâm Carnegie Nga và Á - Âu, b́nh luận. Theo chuyên gia này, các ṿng đàm phán giữa Nga và Ukraine chỉ là một "vở kịch" để ông Trump không phật ư, thay v́ nỗ lực thực chất để giải quyết xung đột.
Giới phân tích cho rằng dù Tổng thống Trump bày tỏ nỗi thất vọng ngày càng tăng trước các cuộc tấn công liên tục của Nga vào Ukraine, ông vẫn chưa thực hiện những bước gây áp lực cần thiết lên Moscow để chấm dứt chiến sự.
"Ông ấy rất có thể sẽ tiếp tục tŕ hoăn và chờ xem điều ǵ xảy ra, thay v́ chủ động thúc đẩy chiến lược khả thi duy nhất để mang lại ḥa b́nh với các điều khoản mà Ukraine có thể chấp nhận được, đó là giúp Ukraine ngăn Nga kiểm soát thêm những vùng lănh thổ mới", Gabuev nói.
Thượng nghị sĩ Cộng ḥa Lindsey Graham từng đề xuất áp thuế 500% lên Nga và các đối tác thương mại của nước này, nhưng các thượng nghị sĩ Cộng ḥa khác đă dừng thúc đẩy ư tưởng này do vấp phải sự phản đối từ Tổng thống Trump, người đă đảm bảo rằng ông sẽ tự ḿnh thực hiện những hành động để trừng phạt Moskva.
"Ông Trump đă tham gia sâu vào nỗ lực đàm phán ngay từ đầu, v́ vậy bất kỳ quyết định nào liên quan đến các lệnh trừng phạt, Tổng thống đều muốn giữ quyền hạn đó cho riêng ḿnh", thư kư báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nhấn mạnh.
Theo giới chuyên gia, việc áp thuế lên các đối tác của Nga sẽ làm leo thang một cuộc chiến thương mại vốn đă phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy. Trung Quốc và Ấn Độ là hai trong số những nước mua nhiều dầu khí Nga nhất kể từ khi xung đột bùng phát.
Những hệ thống tên lửa Patriot ông Trump hứa cung cấp sẽ giúp Ukraine tăng cường khả năng pḥng không, nhưng không thể làm thay đổi căn bản cán cân sức mạnh trong cuộc đối đầu.
Các quan chức cấp cao Mỹ và châu Âu cảnh báo Nga đang tăng cường không kích các thành phố Ukraine bằng lượng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa vượt xa nguồn cung tên lửa Patriot mà phương Tây có thể chuyển giao cho Kiev.
Ukraine từ lâu đă đề nghị Mỹ và châu Âu cung cấp tên lửa tầm xa hơn để có thể tập kích những địa điểm phóng và sân bay sâu bên trong lănh thổ Nga, nhưng chính quyền ông Trump đến nay vẫn từ chối điều đó.
Trước khi ṿng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine diễn ra, kỳ vọng về kết quả thực chất đă rất thấp. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 22/7 tuyên bố Nga "không có lư do để mong đợi bất kỳ đột phá kỳ diệu nào".
Ukraine cử Umerov, người từng giữ chức Bộ trưởng Quốc pḥng khi đại diện cho Kiev trong ṿng đàm phán trước đó ở Istanbul hồi tháng 6. Tổng thống Zelensky tháng này đă chuyển Umerov sang vai tṛ cố vấn với chức danh Thư kư Hội đồng Quốc pḥng và An ninh Quốc gia. Phái đoàn Nga do Vladimir Medinsky, phụ tá thân cận mang quan điểm cứng rắn của Tổng thống Putin và cựu Bộ trưởng Văn hóa, dẫn đầu.
Cuộc đàm phán hồi tháng 6 diễn ra một ngày sau khi Ukraine thực hiện cuộc tấn công bằng UAV táo bạo sâu bên trong Nga, phá hủy một phần đội máy bay chiến lược của Moskva.

Lựu pháo Ukraine khai hỏa về phía các vị trí của quân đội Nga gần Chasov Yar, vùng Donetsk, miền đông nước này, hôm 22/7. Ảnh: AP
Những cuộc tấn công này đă nâng cao tinh thần của Ukraine, nhưng Nga sau đó đưa ra hàng loạt điều kiện mang tính trừng phạt trong các cuộc đàm phán.
Những điều kiện đó vẫn được giữ nguyên trong ṿng đàm phán thứ ba, khiến mọi thứ tiếp tục bế tắc. Nga - Ukraine chỉ đồng ư mỗi bên trao trả 1.200 tù binh và Moskva đề nghị trả cho Kiev 3.000 thi thể binh sĩ tử trận.
Sau mỗi cuộc đàm phán không có kết quả như vậy, Nga thường gia tăng sức ép bằng cách tăng cường các cuộc tập kích bằng UAV và tên lửa vào các đô thị của Ukraine, với số lượng ngày càng nhiều và tần suất dày đặc hơn.
"Nga đă thể hiện rơ ràng qua các cuộc tập kích đường không quy mô lớn liên tục vào cơ sở hạ tầng Ukraine rằng họ không có thiện chí đàm phán", Yevgeniya Gaber, cựu cố vấn chính sách đối ngoại cho chính phủ Ukraine, thành viên cao cấp tại chương tŕnh nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết.