Là đối tượng chính cho ḍng vốn tín dụng nhưng hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) hiện nay lại không thể, cũng như không dám tiếp cận nguồn vốn ngân hàng (NH).
"Nhịn” vay vốn
Theo một điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, chỉ 1/3 DNVVN có khả năng tiếp cận nguồn vốn NH. Lư do theo Chủ tịch Pḥng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) Vũ Tiến Lộc, các DN nhỏ cho rằng thủ tục, yêu cầu mà NH đặt ra quá sức đối với họ, nên ngay cả khi có chính sách ưu đăi của Chính phủ cũng chỉ 5 - 10% số DNVVN được vay.
Nhiều DN nhỏ trong ngành may đang chật vật duy tŕ hoạt động khi lăi vay ngân hàng quá cao - Ảnh: D.Đ.Minh
Ông Đoàn Trọng Lư, Chủ tịch HĐQT Công ty CP chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu Aprocimex, chia sẻ: là khách hàng “ruột” nên hiện công ty vẫn được vay của một NH thương mại nhà nước với mức lăi xấp xỉ 20%/năm. Nhưng mức lăi này cũng đă quá sức chịu đựng nên Aprocimex đành phải vận động các nhà cung cấp cho chịu nợ với mức lăi vừa phải.
Theo ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may - thêu đan TP.HCM, tỷ lệ lợi nhuận b́nh quân của DN may xuất khẩu chỉ đạt khoảng 5%. V́ vậy, nếu DN nào phải vay vốn NH th́ coi như khó có lăi.
Ông Bùi Văn Phi, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư thương mại và dịch vụ Dũng Tiến, cho hay do không tiếp cận được vốn vay NH nên ông phải huy động từ các nguồn khác với mức lăi suất thậm chí cao hơn NH. “Vay NH có nhiều thủ tục mà DN nhỏ như chúng tôi khó đáp ứng, thời gian thẩm định thường kéo dài 15 ngày hoặc thậm chí 1 tháng, trong khi việc thực hiện các đơn hàng đối tác yêu cầu rất gấp, có khi 7-12 ngày. Những DN lớn, lợi nhuận cao vẫn tiếp cận và vay được vốn, nhưng DN nhỏ trong t́nh cảnh hiện nay th́ rất khó”, ông Phi nói.
Khó khăn với DN này càng tăng khi lương nhân công tăng lên, sản phẩm làm ra tiêu thụ rất khó khăn khi xuất khẩu chậm lại, tiêu thụ trong nước giảm.
Cầm cự
Không thể và không dám vay vốn NH, việc cố gắng duy tŕ sản xuất để giữ hoạt động, giữ khách hàng dù không có lời là cách lựa chọn của nhiều DN nhỏ hiện nay. Bà Ngô Ngọc Hoa, Giám đốc Công ty TNHH TM-SX Anh Khoa (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết muốn đảm bảo công việc cho gần 300 công nhân, công ty cần thêm lượng vốn rất lớn nhưng với lăi suất cao như hiện nay, công ty không dám vay mới. Chỉ riêng gánh nặng lăi suất từ các khoản vay trước đây bị NH điều chỉnh lên 22%/năm đă gây áp lực rất lớn cho công ty. Đặc thù của ngành may chỉ lấy công làm lời nên với mức lăi suất này, DN không thể nghĩ tới chuyện có lời. “DN ngành may càng sản xuất nhiều th́ càng có lợi nhuận. Thế nhưng hiện nay không thể nói đến việc tăng ca, mở rộng sản xuất mà chủ yếu cố gắng duy tŕ sản lượng như cũ để giữ được thị phần, giữ được đội ngũ lao động chừng nào hay chừng đó”, bà Hoa nói.
Quote:
Tất cả các loại phí khác như giá nhân công, giá nhiên liệu, điện nước đều tăng cộng với lăi vay NH đang là một áp lực lớn cho tất cả DN sản xuất
Ông Đoàn Văn Lực, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất cao su Liên Anh (Tây Ninh)
|
Ông Đoàn Văn Lực, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất cao su Liên Anh (Tây Ninh), th́ bảo rằng công ty đă tạm ngưng các dự án mang tính dài hạn như dự án hợp tác với nước ngoài, nhưng sản lượng cũng phải giảm đi khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2010.
Xoay xở t́m vốn
Theo ông Nguyễn Anh Quyền, giám đốc một công ty sản xuất hàng tiêu dùng ở Q.G̣ Vấp (TP.HCM), công ty đang phải trả lăi vay NH ở mức 22 - 23%/năm cho số vốn đă vay trước đây nên không dám vay mới. “Để có vốn đáp ứng sản xuất, chúng tôi huy động từ những người có nguồn lực như người thân, bạn bè. Khoản lời được chia ra theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của từng hợp đồng, dự án và năng lực tới đâu làm tới đó. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có tính ngắn hạn và nhất thời”, ông Quyền lo lắng.
Cũng theo ông Quyền, các DNVVN ở VN chiếm tỷ lệ rất cao, là đối tượng chủ yếu giải quyết công ăn việc làm, tạo ra sản phẩm phục vụ xă hội nhanh nhất và mang lại nguồn thu thuế rất lớn cho Nhà nước. Việc đưa vốn đến cho các DNVVN là cách nhanh nhất để tạo ra sản phẩm cho xă hội, giảm lạm phát. Thế nhưng nguồn vốn bị kẹt khiến DN rơi vào khó khăn. Nếu không kịp thời giải quyết sẽ để lại hậu quả lâu dài, không dễ khắc phục.
Ông Đoàn Văn Lực th́ kỳ vọng từ quư 3 trở đi, lăi suất sẽ hạ nhiệt và DN sẽ có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn. Bởi một khi t́nh trạng như hiện nay tiếp diễn th́ sẽ có nhiều DN khó duy tŕ được sản xuất và cũng không thể tồn tại được.
TN