R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
|
Nghề “độc” chốn Sài thành
Cuộc sống tại Sài G̣n thật muôn h́nh muôn vẻ, nét nóng bỏng, sôi động, nét lại lắng đọng, giản đơn...
Những nét tưởng chừng đối lập đó lại luôn đan xen vào nhau không ngừng nghỉ, cũng từ đó sản sinh ra nhiều nghề “độc” không đâu có như: nhổ tóc bạc, viết thư t́nh, nhậu thuê, đánh ghen thuê...
Viết giúp… thư t́nh!
Ṭa nhà Bưu điện trung tâm TPHCM được người Pháp xây dựng năm 1886 với kiến trúc gô-tích lăng mạn đang ẩn chứa một câu chuyện thú vị. Tại một góc khuất khiêm tốn của ṭa nhà, một ông cụ 77 tuổi trong suốt 17 năm qua vẫn điềm đạm ngồi… viết giúp thư t́nh cho bất cứ ai có nhu cầu bằng hai ngôn ngữ Anh và Pháp.

Ông tên Ngộ - một nhân viên bưu điện từ khi mới ở tuổi 20. Rồi 40 mươi năm sau, khi về hưu, ông quyết định đều đặn hàng ngày đạp xe đạp đến nơi đă gắn bó cả cuộc đời ḿnh và sáng tạo ngôn ngữ t́nh yêu.
Dụng cụ hành nghề của ông chỉ gồm hai quyển từ điển và một quyển danh bạ mă số bưu điện của Pháp, một chiếc cặp đă sờn, tập giấy trắng, chiếc bút máy cổ và sự am hiểu tâm lư của những người đang yêu.
Trong suốt 17 năm qua, không thể nhớ hết bao nhiêu bức thư t́nh vui buồn do ông viết và dịch được chuyển đi khắp mọi miền trên thế giới. Và cũng qua những bức thư viết thay ấy, rất nhiều cuộc hôn nhân xuyên biên giới đă được tác thành.
Thỉnh thoảng ông cũng nhận thư của ḿnh, đó là những cánh thư cảm ơn đến từ nhiều nước như Mỹ, Pháp, Anh… và địa chỉ của người nhận được ghi một cách đơn giản “Ông viết thư giúp, Bưu điện chính Sài G̣n”. Máy tính, email hay bất kỳ công nghệ nào đối với ông đều quá xa lạ bởi “chữ đánh máy không có hồn đâu!”.
Ông Ngộ tâm sự: “Tay chân bắt đầu run rồi, mắt cũng kém nữa. Nhưng c̣n sức tôi c̣n ngồi đây cho đến hết cuộc đời! Chỉ tiếc, rồi nay mai khi người ta cần đến sẽ không có người thay thế tôi thôi…!”.
Ông là người viết thư t́nh cuối cùng c̣n sót lại giữa vùng đất phồn hoa. Hẳn có ngày cái nghề không giống ai của ông sẽ lụi tàn trước dàn máy vi tính và con “chuột” nhắp đúp?!
Nghề nhổ tóc bạc
Chào đón tôi bằng một nụ cười thật tươi, cô gái mời tôi vào tiệm. Sau khi rót nước mát mời tôi uống và khăn lạnh để lau mặt tôi thả ḿnh vào chiếc ghế, tôi lim dim, một cảm giác thật dễ chịu, bàn tay cô gái rất nhẹ nhàng, khéo léo, từng chiếc tóc bạc được “lôi” ra đầy cẩn trọng

Thật kỳ lạ, chỉ trong ít phút cùng tiếng nhạc du dương, tôi thấy thoải mái hẳn, đầu óc nhẹ nhơm, tâm hồn thư thái. Th́ ra, ở đây đơn thuần là Nhổ tóc bạc thật. Ở nhà, mặc dù có Ôsin nhưng đâu có dám nhờ v́ ngại bà xă “hiểu lẫm” phải “nịnh” măi, cô con gái mới cầm được chiếc nhíp đến bên cạnh ba, được 1 sợi tóc bạc th́ mất 5 sợi tóc xanh, xót đứt cả ruột, c̣n bà xă th́ đă có tuổi, lúc nào cũng bận rộn, chẳng thể nhờ vả được. Đúng là một ngày ư nghĩa, t́m được một địa chỉ Nhổ tóc bạc lư tưởng ngay giữa ḷng Sài G̣n…
Không chỉ đến để giải quyết nhu cầu găi ngứa, chăm sóc tóc bạc, người làm “nghề” c̣n là cầu nối tâm t́nh, giúp khách trải ḷng...
Mỗi lần đi qua địa chỉ 150 Nhật Tảo, phường 8, quận 10, không ít người ngoảnh lại mỉm cười thú vị v́ cái biển hiệu khá lạ: “Mộc! Nhổ tóc bạc”. Cái cửa hiệu độc đáo này chứa trong nó những câu chuyện đầy tính nhân văn mà nếu bạn không đến không dễ ǵ biết được...
Sướng khổ nghề nhậu thuê
"Làm nghề này dễ lắm, không cần phải bằng cấp ǵ cả, chỉ cần ông có tửu lượng khá và "bộ đồ ḷng" tốt, biết đọc tên, giá cả, cách phân biệt mùi vị một số loại rượu Tây", Duy N. một "chuyên gia" nhậu thuê khề khà.

"Ngoài những yêu cầu trên, ông c̣n phải thường xuyên cập nhật tin tức, từ tin văn hoá, xă hội, thể thao, cho đến kinh tế, và nếu ai biết làm thơ trên bàn nhậu th́ càng tốt, đặc biệt là thơ "mặn". Người thuê thường là doanh nhân, v́ thế người nhậu thuê cần phải biết nhiều thứ để nói chuyện cho bàn nhậu thêm xôm tụ", N nói thêm.
Cũng như bất cứ nghề nào khác, nghề nhậu thuê cũng có người đứng ra làm chủ soái - người đưa ra những "luật" như không trộm cắp, không cho "chó ăn chè" trên bàn nhậu, không "đâm sau lưng chiến sĩ" (đặt điều nói xấu nhau).
Theo N, lúc trước chỉ có cánh mày râu làm nghề này, giờ th́ đă có nhiều phụ nữ đi nhậu thuê. Cứ mỗi cuộc nhậu, người nhậu thuê được trả từ 500 - 700 ngh́n đồng.
Nghề đánh ghen
Nghề đánh ghen có ít khách hàng hơn v́ chỉ sống được là nhờ những người chồng, người vợ có máu Hoạn thư nhưng v́ "yếu cơ" hơn t́nh địch, hay v́ lư do nào đó họ không dám ra mặt nên mới nhờ đến "dịch vụ" đánh ghen thuê. Cũng như nhậu thuê, nghề này không cần bỏ vốn, mà chỉ bỏ nước bọt.

Trong vai một người chồng "bị cắm sừng", tôi t́m đến nhà K là một quán cơm b́nh dân trong một con hẻm nhỏ ở quận B́nh Thạnh. "Bị cắm sừng phải không", "bà trùm" K hỏi. "Không th́ tôi t́m đến chị làm ǵ", tôi thiểu năo trả lời vẻ rất hoàn cảnh. "Anh có đem theo h́nh của thằng đó tới không? Nếu muốn xử nhẹ cảnh cáo th́ 4 triệu, c̣n muốn thằng đó "ôm mặt máu" th́ 7 triệu, nhưng nói trước là tụi tui chỉ nhận xử c̣n sau đó nó với vợ anh c̣n "lẹo tẹo" với nhau không th́ tui không chịu trách nhiệm", người phụ nữ này nói. Viện lư do ngày mai đem h́nh lại và đặt tiền, tôi lên xe chạy một hơi không dám nh́n lại.
Thế nhưng thực chất, thường th́ các "khách hàng" không nhận được "dịch vụ" có "chất lượng" như những đối tượng đánh ghen thuê hứa hẹn. "Lúc mới nhận hợp đồng với người ta, bả hứa nào là chị muốn tui lấy của con nhỏ đó bao nhiêu cái thẹo cũng được, nhưng khi nhận tiền xong th́ bả chỉ đến chửi bới vài câu rồi về. Vụ đó tui mất không 5 triệu đồng mà chẳng ích ǵ", bà G, một phụ nữ ngụ quận B́nh Thạnh kể về lần đi thuê người đánh ghen.
Bà B, một "bà trùm" chuyên đánh ghen thuê nay đă giải nghệ xác nhận điều này. Bà thủng thẳng: "Ngu ǵ "xử" gây thương tích phải đi tù. Nhận tiền xong tụi tôi chỉ đến gặp đối tượng cảnh cáo kiểu "mày muốn sống th́ để yên cho chồng, (vợ) tao làm ăn", hoặc cùng lắm là tạt tai vài cái rồi thôi".
Theo NĐT
|