Chuyên gia phân tích chiến tranh hải quân Owen Cote Jr nhận định, Quân đội Nhân dân Trung Hoa (PLA) có thể thử nghiệm tên lửa DF-21D lần đầu tiên vào ngày 11/1/2012.
Vị chuyên gia tới từ Học viện công nghệ Massachusetts, Mỹ cho rằng, người Trung Quốc luôn quan niệm ngày 11/1 (Dương lịch) hàng năm là ngày may mắn để tiến hành các công việc trọng đại cả trên phương diện cá nhân lẫn các vấn đề chính trị, quân sự mang tầm cỡ quốc gia.
Trong lịch sử, đã 3 lần PLA thử nghiệm vũ các khí quan trọng đúng vào ngày 11/1.
Lần thứ nhất đúng vào năm 2007, Trung Quốc thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh. Kết quả, vệ tinh thời tiết FY-1C bị bắn hạ, đánh dấu việc Trung Quốc bước vào lĩnh vực tác chiến ngoài không gian, lĩnh vực lâu này thuộc độc quyền của Mỹ và Nga.
Lần tiếp là ngày 11/1/2010, PLA thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Dù vũ khí được sử dụng dựa trên các thiết kế hệ thống S-300PMU2 của Nga nhưng thành công của vụ thử khẳng định bước tiến của Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Lần thứ 3 diễn ra vào ngày 11/1/2011, khi tiêm kích J-20 bất ngờ cất cánh thực hiện chuyến bay thử đầu tiên, vén bức màn đồn đoán về chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Trung Quốc. Sau lần thử nghiệm đầu tiên, đến nay, J-20 đã thực hiện hơn 50 chuyến bay khác nhau.
Có nhiều lý do để ông Owen tin rằng DF-21D sẽ được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 11/1/2012.
Ông Owen nhận thấy, tất cả các hệ thống vũ khí quan trọng mà Trung Quốc phát triển gần đây đều lần lượt được thử nghiệm, ngoại trừ DF-21D. Do đó, ông tin rằng, tên lửa chống hạm này sẽ được thử nghiệm vào ngày 11/1/2012. Nếu DF-21D trình diễn thành công, đây sẽ là thách thức to lớn đối với sự hiện diện của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương.
Ẩn số DF-21D
DF-21D, tên lửa chống hạm độc nhất vô nhị (kết hợp tầm bắn xa của tên lửa đường đạn và sự linh hoạt và phức tạp của tên lửa hành trình) được phát triển nhằm đối phó với các tàu sân bay của Mỹ ở khoảng cách lên đến 3.000km. Chưa có loại tên lửa chống hạm nào có tầm bắn xa như vậy.
Lầu Năm Góc có quá ít thông tin về sự phát triển của DF-21D. Một số chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, DF-21D đã bước vào giai đoạn sẵn sàng hoạt động, số khác lại đánh giá khá thấp khả năng đe dọa tàu sân bay Mỹ ở khoảng cách xa như vậy.

"Sát thủ diệt tàu sân bay" DF-21D vẫn chưa một lần được thử nghiệm.
Ảnh minh họa
Tuy DF-21D chưa một lần được thử nghiệm nhưng Lần Năm Góc rất quan tâm tới loại vũ khí này. Thiếu tướng Herbert J. Carlisle, phó giám đốc phụ trách các hoạt động của nhân viên Không quân Mỹ đã phát biểu trong buổi điều trần tại Thượng viện ngày 25/4/2011 rằng: “Bạn chỉ cần nhìn qua Thái Bình Dương và xem những gì Trung Quốc đang làm, với tất cả sự tôn trọng hãy nhìn vào năng lực đối không, khả năng của tên lửa đạn đạo và bây giờ là tên lửa đạn đạo chống hạm của họ, tất cả những điều này là vô cùng đáng lo ngại cho tương lai của chúng ta ở đây”.
Tsai Der-Sheng, giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Đài Loan NSB cho biết, PLA đã âm thầm triển khai khoảng 20 tên lửa DF-21D chĩa vào Đài Loan cũng như các tàu sân bay của Mỹ bố trí tại Thái Bình Dương.
Về mặt lý thuyết, việc DF-21D có thể bắn trúng một mục tiêu đang di chuyển ở cự ly tới 3.000km là điều chưa từng có tiền lệ. Để làm được điều này, tên lửa phải có khả năng điều chỉnh đường bay trong suốt quá trình di chuyển đến mục tiêu.
Hệ thống dẫn hướng của tên lửa phải có độ chính xác rất cao với sai số trượt mục tiêu cực thấp. Điều này thực sự là một thách thức đối với các kỹ sư Trung Quốc.
Tuy nhiên, dường như bài toán dẫn hướng cho tên lửa đã được phía Trung Quốc giải quyết với sự ra đời của hệ thống định vị Bắc đẩu, vừa được loan báo là "chính thức đi vào phục vụ" từ những ngày cuối năm 2011.
Quốc Việt (tổng hợp)
theo đv