Cục nghiên cứu tiên phong DARPA thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ đă phát động một chương tŕnh phát triển các phương tiện ngụy trang điện tử.
Theo đó, các cảm biến hồng ngoại, quang học và laser của tên lửa và máy bay địch sẽ bị đánh lừa dễ dàng. Người Mỹ tuyên bố, công nghệ như vậy ngày nay không có ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Các chuyên gia DARPA kiến nghị nghiên cứu chi tiết các phương pháp thu thập thông tin với các bộ cảm biến hồng ngoại và quang học, cũng như phương tiện ngắm bằng laser được gắn trên máy bay chiến đấu và tên lửa hiện nay. Từ đó, họ sẽ nghiên cứu quá tŕnh xử lư thông tin và truyền tải đến người điều khiển. Điểm mấu chốt của hệ thống này đó là tạo ra sự ức chế, làm mất tập trung và tạo ra mục tiêu giả đối với các vũ khí có điều khiển.
Nếu dự án thành công, người Mỹ có khả năng làm “mù mắt” và đánh lạc hướng tên lửa và máy bay đối phương. Điều ǵ thúc đẩy quân đội Mỹ nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật mới?
Thực tế, sau khi Mỹ phát triển công nghệ tàng h́nh th́ ở Liên Xô, người ta bắt đầu thiết kế hàng loạt máy ḍ hồng ngoại trên máy bay chiến đấu. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Liên Xô chỉ có thể phát hiện bằng radar (do độ bộc lộ hồng ngoại thấp). Điều này làm máy bay MiG chiếm ưu thế lớn trong không chiến.
Nhưng sau sự sụp đổ của Đông Đức, những chiếc máy bay MiG đă bị mổ xẻ, nghiên cứu kỹ lưỡng. Các hệ thống tương tự nhanh chóng xuất hiện trên các máy bay chiến đấu của Mỹ, ngay cả với những chiếc F-22 hiện đại. Các máy bay này phát hiện đối phương với sự giúp đỡ của máy ḍ hồng ngoại và quang học, và các thiết bị ḍ radar thụ động.
Cho đến thời điểm này phương tiện tối ưu nhất chống lại các máy ḍ hồng ngoại chính là các bẫy mồi nhiệt được phát minh từ năm 1944.
Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh thực sự trên không với một nước có tŕnh độ phát triển gần tương đương, những chiếc máy bay chiến đấu cấu h́nh thấp nhưng ưu việt hơn ở một điểm nào đó vẫn có thể tạo ra sự khác biệt. Trong bối cảnh như vậy, những chiếc F-22 dù hiện đại và tối tân vẫn có thể trở thành những cỗ máy đơn độc trên không.
C̣n một vấn đề khác, đó là, chiến tranh điện tử (EW) cho phép biến một chiếc máy bay chiến đấu hiện đại thành 20-30 chiếc tiêm kích giả, do đó, khả năng tiêu diệt máy bay thật bằng tên lửa không - đối - không dẫn đường bằng radar chủ động gần như bằng không.
V́ vậy, giới quân sự Mỹ đặc biệt quan tâm đến vấn đề trên, nhằm xây dựng một phương tiện gây nhiễu, nghi binh hiệu quả. Đó là mục tiêu mà chương tŕnh DARPA Electro - Optical Warfare, nằm trong khuôn khổ của dự án Battlefield Illusion hướng tới.
Danh Nguyễn (ĐVO)