SGTT.VN - Mặc dù số lượng vũ khí bán cho Việt Nam hiện vẫn c̣n khá ít, nhưng Cơ quan Hợp tác và Xuất khẩu Quốc pḥng (SIBAT) thuộc Bộ Quốc pḥng Israel lại đang rất quan tâm đến thị trường này và cho đây là một thị trường tiềm năng.
Từ lúc Đại sứ quán Tel Aviv được Việt Nam chính thức mở cửa, những cuộc gặp gỡ, những cái bắt tay và những ly rượu hữu hảo giữa hai nước đă không c̣n là điều hiếm hoi. Cũng từ đó, Việt Nam thường xuyên được Israel nhắc đến như một thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp quốc pḥng. Ảnh: Internet
Có tăng trưởng từ 6-8% GDP mỗi năm, quân đội khá lớn nhưng thiết bị lại lạc hậu, đang trong quá tŕnh hiện đại hóa vũ khí, khí tài để đối phó với những biến động mới, chính là những điểm khiến Việt Nam có khả năng vẫy gọi ngành công nghiệp quốc pḥng Israel. Các quan chức hàng đầu của Israel đă tăng cường các chuyến thăm Hà Nội trong thời gian gần đây.
Tháng 11.2011, Tổng thống Israel Shimon Peres đă đến thăm Việt Nam. Mới đây nhất, quan chức cấp cao của Bộ Quốc pḥng Israel, ông Udi Shani và các quan chức thuộc SIBAT cũng thực hiện chuyến công du sang Việt Nam, những chuyến đi được xem là hiếm hoi trước đây nay đă trở thành thường xuyên.
Các nguồn tin quốc pḥng cho biết thỏa thuận đạt được giữa các quan chức hàng đầu của Bộ quốc pḥng với đối tác Việt Nam là nhằm thắt chặt quan hệ quốc pḥng. Về phía doanh nghiệp, việc buôn bán hăy c̣n khá khó khăn khi những người đứng đầu các công ty quốc pḥng của Israel vẫn bị Bộ từ chối đề nghị bán chiến đấu cơ không người lái (UAV) cho “người bạn mới” Việt Nam. Các loại vũ khí tấn công như tên lửa tân tiến và bom định vị hăy c̣n gặp phải nhiều ngần ngại từ phía Israel.
Báo chí Israel cho biết điều kiện thương mại để mua bán các thiết bị nhạy cảm vẫn chưa sẵn sàng. Hai bên cần có quan hệ thân thiết hơn và niềm tin cần thiết để thực hiện các giao thương như vậy, cũng như chuyển giao công nghệ quốc pḥng bí mật mà không làm quan ngại các quốc gia hay đồng minh khác.
Hiện nay, Việt Nam đang cần thời gian để xây dựng mối quan hệ này trong khi Israel cần thời gian để phát triển. Tuy nhiên, Israel đă thỏa thuận cung cấp cho Việt Nam một số vũ khí pḥng thủ và hỗ trợ xây dựng một nhà máy sản xuất súng trường hiện đại, cũng như nâng cấp xe tăng mà Việt Nam mua của Liên Xô trước đây.
Theo nguồn tin giấu tên từ Bộ quốc pḥng Israel, “trong vài năm qua, 4 hoặc 5 công ty quốc pḥng Israel đă có qua lại với Việt Nam khi chính sách quốc pḥng của Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh và củng cố ở thị trường mới Việt Nam. Cho đến nay, tổng trị giá các giao dịch này đă đạt con số vài chục triệu USD, nhưng tiền không phải là vấn đề quan trọng giai đoạn này, cái chính là tiềm năng hợp tác tương lai”.
Từ cách đây hai năm, đă có tin Việt Nam thương lượng để mua hỏa tiễn pḥng thủ tầm ngắn Extra của Israel. Giới chuyên gia cho rằng loại hỏa tiễn mà Hải quân Việt Nam muốn mua thuộc dạng cố định trên mặt đất, dùng để đối phó với tàu chiến nước ngoài và sẽ được sử dụng để nâng cao năng lực biển đảo khi t́nh h́nh tranh chấp ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, chưa có thông tin chính thức nào về hợp đồng này.
Một trong những “mối làm ăn” lớn trước mắt là Công ty vũ khí Israel lên kế hoạch xây dựng một nhà máy chế tạo vũ khí hạng nhẹ ở Đông Nam Á với tổng lượng đầu tư hơn 100 triệu USD. Nhà máy này sẽ sản xuất phiên bản súng trường Galil tân tiến thế hệ AS của Israel. Bản hợp đồng phức tạp về dự định này đă được kư kết và công tác xây dựng có thể bắt đầu trong một năm nữa sau khi các bí quyết công nghệ được phía Israel chuyển giao cho Việt Nam. Với quy mô này, trong tương lai nhà máy có thể mở rộng hoạt động hơn nữa.
Thiết lập quan hệ ngoại giao vào giữa những năm 1990, mối quan hệ Việt Nam-Israel đă có nhiều khởi sắc từ năm 2009. Dấu hiệu rơ nét cho điều này là việc Việt Nam mở Đại sứ quán Tel Aviv.
Sự hấp dẫn ở thị trường Việt Nam không chỉ thu hút Israel mà c̣n là các nước phương tây đang t́m kiếm thị trường mới cho ngành công nghiệp quốc pḥng. Một quan chức quốc pḥng Israel nói ông tin các công ty quốc pḥng Mỹ sẽ sớm muốn có chỗ đứng ở quốc gia Đông Nam Á này.