(ĐVO) Có đội tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới và các hệ thống chỉ huy kiểm soát tiên tiến, Hải quân Nhật Bản quả là một đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với các đối thủ khác của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhật Bản không dễ bị bắt nạt ở biển Hoa Đông. Ảnh marinebuzz.com
Trong một bài đăng trên Asia Times Online ngày 7/8, nhà báo Nhật Bản Kosuke Takahashi viết: Hai gă khổng lồ châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản đang chơi “một canh bạc nguy hiểm”, khi mỗi bên đều ngụ ư đang chuẩn bị sử dụng vũ lực để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền.
“Canh bạc nguy hiểm”
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng bành trướng ở Biển Đông, Nhật Bản đă trở nên quyết đoán hơn trong việc bảo vệ chủ quyền của nước này.
Ngày 26/7, Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố trước Quốc hội Nhật Bản (Diet) rằng nếu cần thiết Các lực lượng pḥng vệ (SDF) có thể được huy động để bảo vệ quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông. Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản, nhưng lại bị Trung Quốc và vùng lănh thổ Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Ngày hôm sau, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Satoshi Morimoto cũng tuyên bố rằng “hành động của SDF được pháp luật đảm bảo, trong trường Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hoặc cảnh sát biển không thể đáp ứng” và rằng việc gửi các lực lượng của SDF đến các ḥn đảo không có người ở sẽ là “một biện pháp hợp lư” theo pháp luật Nhật Bản.
Hơn thế nữa, Sách Trắng quốc pḥng năm 2012 của Nhật Bản, được công bố ngày 31/7, đă bày tỏ mối quan ngại ngày càng gia tăng về việc Trung Quốc gia tăng binh lực, đặc biệt là tăng cường sức mạnh hải quân.
Cùng ngày, Đại tá Cảnh Nhạn Sinh - phát ngôn viên Bộ quốc pḥng Trung Quốc - nhanh chóng bác bỏ và nói rằng "các nhà chức trách Nhật Bản mới đây đă thực hiện một loạt những tuyên bố vô trách nhiệm liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) ... Bảo vệ chủ quyền của quốc gia và những lợi ích hàng hải là trách nhiệm chung của tất cả các cơ quan nhà nước bao gồm cả quân đội. Chúng tôi (quân đội Trung Quốc) sẽ làm việc chặt chẽ với các cơ quan hữu quan khác và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao”.
Những diễn biến trên là một xa rời rất lớn – và rất nghiêm trọng – nguyên tắc trước đây mà cả hai chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản từng chia sẻ. Đó là hai bên cần hạn chế việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn lănh thổ.
Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara cho biết chính quyền thủ đô Nhật Bản sẽ mua lại 3/5 ḥn đảo của quần đảo Senkaku từ một chủ đất tư nhân. Sau đó, Thủ tướng Nhật Bản Noda cũng công bố một kế hoạch quốc hữu hóa ba ḥn đảo nói trên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/ 7 đă tuyên bố kế hoạch quốc hữu hóa các đảo nói trên của Nhật Bản là “bất hợp pháp và không hợp lệ”. Bộ này nói rằng "chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền đối với quần đảo này (Điếu Ngư/Senkaku)”.
Đây không phải là lời nói suông. Bắc Kinh đă biến lời nói thành hành động và cử ba tàu Ngư chính đến vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku mà chính phủ Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Hành động này đă khiến Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Koichiro Gemba bày tỏ sự phản đối "mạnh mẽ" với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Tŕ.
Cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc trong tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông, đặc biệt với Việt Nam và Philippines, cũng khiến cho Nhật Bản phải cảnh giác.
Cuối tháng 7/2012, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đă phê duyệt việc triển khai một đơn vị quân đội cấp sư đoàn đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, một trong những ḥn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đă chiếm của Việt Nam. Không những thế, thẩm quyền của cái gọi là “thành phố Tam Sa” lại bao gồm toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hải quân Nhật Bản hiện đại hơn
Một quan chức quân sự của Trung Quốc gần đây nói tờ Global Times - một phụ trương tiếng Anh trực thuộc “Nhân dân nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - rằng Lực lượng pḥng vệ biển Nhật Bản (JMSDF - Hải quân Nhật Bản) mạnh hơn Hải quân Trung Quốc (PLAN). Ông này cũng cáo buộc Nhật Bản làm rùm beng về các mối đe dọa của Trung Quốc, trong khi hiện đại hóa quân đội dưới sự bảo trợ của Mỹ.
JMSDF được coi là có đội tàu khu trục mạnh thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, và có tới 6 tàu khu trục Aegis và hai tàu sân bay dùng cho máy bay trực thăng tiên tiến nhất thế giới.
Do thiếu tàu chiến được trang bị hệ thống C4I (Command, Control, Communications, Computers and Integration System), Hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ phải chật vật đối phó với Hải quân Nhật Bản (JMSDF). Điều này có nghĩa là nhiều khả năng, trong những năm tới, Trung Quốc sẽ mạnh bạo hơn trong tranh chấp lănh thổ ở Biển Đông, so với ở biển Hoa Đông.
Khi tranh chấp lănh thổ châm ng̣i cho chủ nghĩa dân tộc, giới chính khách và các tướng lĩnh quân đội thường lợi dụng điều này để tăng cường vị thế và chạy đua vũ trang.
Theo nhà báo Kosuke Takahashi, Nhật Bản và Trung Quốc cần tránh sa vào ṿng xoáy nghi kị lẫn nhau hiện nay. Nếu không, t́nh h́nh sẽ ngày càng trở nên xấu đi và giáng một đ̣n nặng nề vào những cơ hội để châu Á trở thành trung tâm tăng trưởng của thế giới trong thế kỷ 21.
Minh Bích (theo Asia Times Online)