Ngày 18/9, người dân Trung Quốc đă đồng loạt tổ chức cuộc biểu t́nh chống Nhật ở các thành phố lớn, đúng ngày kỷ niệm cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản vào năm 1931, phản đối việc chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quốc nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà cả 2 nước cùng tuyên bố chủ quyền. Tại thủ đô Bắc Kinh, khoảng 1.000 người đă biểu t́nh trước Đại sứ quán Nhật Bản.
Các cuộc biểu t́nh tương tự đă diễn ra gần các cơ sở ngoại giao của Nhật Bản tại Thượng Hải, Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông và Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh.
Xế hộp bị đập phá không thương tiếc chỉ v́ chúng xuất xứ hoặc mang thương hiệu Nhật Bản, nhưng là tài sản của chính dân Trung Quốc.
Ngày 17/9, một loạt công ty có thương hiệu lớn của Nhật Bản đă tuyên bố đóng cửa cơ sở ở Trung Quốc và kêu gọi những người Nhật ở trong nhà trước khả năng sẽ có một làn sóng biểu t́nh giận dữ hơn nhiều xung quanh vụ tranh chấp lănh thổ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á
Trong buổi họp báo thường kỳ ngày18/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng hành động “mua đảo phi pháp” của Nhật Bản đối với nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư “đang gây ra tác động xấu ngày càng lớn, và phía Nhật Bản phải chịu mọi trách nhiệm liên quan”
Ông Hồng Lỗi cho rằng căng thẳng có leo thang hay không là tùy thuộc vào hành động của phía Nhật Bản: “Trung Quốc đă khẳng định lập trường của ḿnh với phía Nhật Bản bằng nhiều h́nh thức khác nhau, và người dân Trung Quốc cũng đă thể hiện sự căm phẫn của họ thông qua các cuộc biểu t́nh để phản đối động thái quốc hữu hóa nhóm đảo này của Nhật Bản".
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc cũng tiếp tục giọng điệu hiếu chiến, đe dọa trừng phạt kinh tế đối với Nhật Bản. Nhân Dân Nhật Báo cảnh báo Nhật Bản có nguy cơ sẽ phải đối mặt với một thập kỷ tŕ trệ mới và có thể “phải chuẩn bị thụt lùi lại phía sau đến 20 năm” nếu Bắc Kinh quyết định trừng phạt. “Nếu Nhật tiếp tục gây hấn th́ Trung Quốc sẽ gây chiến kinh tế. Nền kinh tế Nhật đang thiếu sức đề kháng do tăng trưởng yếu và thảm họa động đất” - tờ báo này lớn tiếng dọa.
Tính đến nay, biểu t́nh chống Nhật đă lan rộng ra 85 tỉnh thành ở Trung Quốc. Các phần tử quá khích vẫn tràn vào đập phá cửa hàng, nhà máy và các cơ sở của người Nhật ở Trung Quốc. Chính quyền các địa phương Trung Quốc không có lời giải thích thỏa đáng nào cho t́nh trạng quá khích, đập phá tài sản của người Nhật và tại sao lực lượng công an không thể dẹp được các đám đông quá khích này. Giọng điệu chung chỉ là “có nhiều phần tử xấu đă lợi dụng tuần hành ḥa b́nh trà trộn vào để gây rối”.
Trong khi đó, tàu cá Trung Quốc tràn ngập biển Hoa Đông. Ngày 16/9, hơn 1.000 tàu cá của các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến đă hướng thẳng đến biển Hoa Đông và tối 17/9 tới vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Phần lớn các tàu này đều là tàu công suất lớn và chuyên đánh bắt xa bờ. Đây là một động thái mà Bắc Kinh thường thực hiện mỗi khi có căng thẳng v́ tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng. Cùng đi với 1.000 tàu cá này có thể có sáu tàu hải giám Trung Quốc, vốn vẫn đang lưu lại các vùng biển lân cận kể từ khi nhóm tàu này đi vào vùng biển Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp hôm 14/9
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cam kết bảo đảm an toàn cho gần 2.000 tàu cá bắt đầu tiến vào vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông hôm 17/9 sau khi Nhật cảnh báo sẽ bắt bất kỳ ai cố gắng đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Sáng 18/9, lực lượng pḥng vệ bờ biển Nhật Bản đă cảnh báo tàu ngư chính Trung Quốc 35001 khi tàu này ở gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cũng đă thiết lập mạng lưới thông tin theo dơi diễn biến của vụ việc kể trên.