Nga đang thực hiện bảo vệ quân sự cho những tiềm năng kinh tế mới đang dần lộ ra dưới lớp băng tan của Bắc Cực. Năm 1904, Nga và Nhật Bản đă có chiến tranh tranh chấp quyền kiểm soát bán đảo Liêu Đông thuộc Trung Quốc ngày nay. Nga đă cần đến một cảng biển không bị đóng băng quanh năm cho hạm đội của ḿnh và quân đội Nhật hoàng xem sự xâm lấn này là một mối đe dọa. Sau những bước chuẩn bị đầu tiên cho cuộc chiến, Nga cần nhanh chóng củng cố hạm đội của ḿnh ở Thái B́nh Dương bằng hạm đội ở biển Baltics.
Khi mà hạm đội Baltics đang ở phía bên kia của thế giới, những lựa chọn của Nga bị giới hạn. Băng đă chặn con đường dọc theo bờ biển phía bắc của Nga – ngày nay được biết đến là con đường Biển Bắc. Người Anh th́ đă chặn con đường qua kênh đào Suez. Cuối cùng hạm đội Baltic đă mất 7 tháng để đến được vùng biển của Nhật Bản khi phải đi qua Mũi Hảo Vọng. Hạm đội này đến nơi trong t́nh trạng kiệt quệ và không sẵn sàng để chiến đấu.
Ngày 28/5/1905, gần như toàn bộ hạm đội của Nga đă bị hủy diệt trong trận chiến Tsushima, Nga không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc xin giảng ḥa.
Nếu như băng ở Bắc Cực tiếp tục tan với mức độ hiện nay th́ Nga đă có thể không có vấn đề này trong tương lai. Hàng năm đă có nhiều tàu thuyền hơn đi qua con đường Bắc Hải. Trong một vài trường hợp điều này làm giảm khoảng cách giữa các cảng châu Âu và Bắc Á đến 30%.
Sử dụng con đường Biển Bắc
Trong khi lợi ích về mặt kinh tế là rơ ràng, việc sử dụng con đường Biển Bắc cũng tạo ra nhiều lợi thế về quân sự.
Những lợi ích của Nga tại Bắc Cực không chỉ dừng lại ở vấn đề kinh tế và quân sự nhờ vào con đường Biển Bắc. Khu vực này rất giàu khoáng sản, động thực vật, thủy sản và các tài nguyên thiên nhiên khác. Một vài dự đoán c̣n cho rằng 13% trữ lượng dầu và 1/3 lượng khó đốt chưa được t́m thấy của thế giới đang nằm ở khu vực Bắc Cực.
Phần lớn các nguồn tài nguyên chưa được ai t́m thấy này đều thuộc khu vực do Nga tuyên bố chủ quyền.
 |
Con đường Biển Bắc của Nga |
Hiện tại, Bắc Cực là khu vực ít xung đột, và t́nh trạng nên được giữ ǵn v́ lợi ích của các bên. Mặc dù những khó khăn về an ninh mà Bắc Cực đang phải đối mặt không hoàn toàn liên quan đến quân sự, vẫn cần có sự hiện diện của quân đội trong khu vực để có thể hỗ trợ cho các quyền lợi công dân. Ví dụ như việc t́m kiếm và giải cứu công dân cũng như phản ứng với các thảm họa tự nhiên – trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở Bắc Cực – có thể được hỗ trợ bởi quân đội.
Vậy nên cũng không nên ngạc nhiên khi cũng giống như Nga, các nước quanh khu vực Bắc Cực triển khai quân đội đến khu vực này. Thậm chí, Nga c̣n đang từng bước tăng cường sức mạnh quân sự tại đây, vượt qua qui mô của việc hỗ trợ cho công dân.
Gần đây, Nga đă chỉ định tư lệnh mới ở Bắc Cực để có thể phối hợp tất cả các hoạt động quân sự của Nga tại đây. Mục tiên hàng đầu của
Nga là triển khai các lực lượng vũ trang tại Bắc Cực đến năm 2020, có vẻ như vẫn đang trong tiến độ.
Nguyên nhân gây ra lo ngại
Học thuyết hải quân mới của Nga tạo điều kiện cho nước này phải tăng cường sự hiện diện trên biển tại Bắc Cực. Hiện tại, hạm đội Bắc Nga, đóng ở Bắc Cực, đang chiếm 2/3 lực lượng hải quân Nga.
Cũng sẽ có một
sự tăng cường đáng kể các lực lượng trên bộ của Nga tại khu vực này. Trong vài năm tới, hai lữ đoàn Bắc Cực mới sẽ được đóng quân lâu dài trên Vành đai Bắc Cực, và số lượng lính thủy được chỉ định đến Hạm đội phía Bắc sẽ tăng thêm 1/3.
 |
Lính Nga ở Bắc Cực |
Với tổng thống Nga Vldimir Putin, Bắc Cực là khu vực cho phép Nga có thể vươn rộng cánh tay của ḿnh mà không gây ra bất ḱ rủi ro địa chính trị lớn nào. Bởi lẽ chủ nghĩa dân tộc đang lên cao ở Nga, và chiến lược của ông Putin ở Bắc Cực rất được ḷng người dân.
Hoạt động của Nga tại đây, dù là quân sự, kinh tế hay khoa học, đều gợi nhớ lại h́nh ảnh Peter Đại Đế và Cuộc thám hiểm phương Bắc Vĩ đại trong thế kỷ 18. Điều này giúp ông Putin thực hiện giấc mơ đưa nước Nga trở lại với vinh quang trước kia.
Nga có đặc quyền được thiết lập quân đội bên trong lănh thổ quốc gia, tuy nhiên, những hành động này sẽ gây quan ngại cho các quốc gia khác trong khu vực v́ Moscow đă thể hiện ḿnh sẵn sàng sử dụng quân đội để đạt được mực tiêu quốc gia bên ngoài lănh thổ. Và khu vực Bắc Cực cũng sẽ không phải ngoại lệ.
Phong Đức