Nhân chuyến thăm của đoàn nghị sĩ Pháp tới Damascus ngày 14/11, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đă nói rằng từng cảnh báo chính sách sai lầm của các nước phương Tây đối với khu vực Trung Đông, Bắc Phi là nguyên nhân khiến chủ nghĩa khủng bố nở rộ. Vụ khủng bố đẫm máu tại Paris vừa qua đă khẳng định lời nói của ông là đúng.
Phát biểu nhân chuyến thăm của đoàn nghị sĩ Pháp tới Damascus ngày 14/11, Tổng thống Syria Bashar al-Assad cho rằng Syria từ lâu đă cảnh báo chính sách sai lầm của các nước phương Tây đối với khu vực Trung Đông, Bắc Phi là nguyên nhân khiến chủ nghĩa khủng bố nở rộ.
Thảm kịch xảy ra hôm 13/11 vừa qua tại Paris càng củng cố lập luận này của ông Assad. Các chuyên gia phân tích cho rằng sau vụ khủng bố này, Pháp và phương Tây dường như đă thay đổi quan điểm về vị thế của ông Assad, và có cách tiếp cận khác với cuộc khủng hoảng tại Syria, theo Le Point.
Phát biểu trước Quốc hội ngày 16/11, Tổng thống Pháp Francois Hollande lần đầu tiên khẳng định kẻ thù của nước Pháp tại Syria chính là phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) chứ không phải ai khác.
Ông Fabrice Balanche, chuyên gia về Syria thuộc viện Quan hệ Quốc tế Pháp, cho rằng ngay sau khi tuyên bố thành lập caliphate, IS đă nuôi ư đồ xuất khẩu bạo lực sang phương Tây, tiến tới thành lập Nhà nước Hồi giáo toàn cầu, và âm mưu tấn công Paris chỉ là một động thái thăm ḍ trong ư đồ đó.
"Vụ khủng bố tại Paris là hoạt động mang tính biểu tượng của IS. Bằng cách đánh vào trái tim của châu u, chúng muốn biểu dương được lực lượng, gieo rắc nỗi sợ hăi cho chính người dân châu u khi đem mùi vị chiến tranh tới cửa nhà của họ" ông Balanche nhận định.
Nhật báo Liberation của Pháp đánh giá rằng mục tiêu chủ yếu của IS trong thời gian tới sẽ là châu u. Tuy nhiên chúng sẽ không vội vàng thực hiện các động thái tiếp theo và dành thời gian để thăm ḍ phản ứng của Pháp và các nước khác.
"Hậu quả từ các cuộc tấn công kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử đă buộc giới chức cấp cao Pháp phải thay đổi quan điểm, tập trung hết sức lực vào việc tiêu diệt IS, c̣n tương lai ông Assad không phải là vấn đề quan trọng đối với Điện Élysee tại thời điểm này", chuyên gia phân tích Armin Arfi nhận định.
Từ trước tới nay, Pháp vẫn kiên tŕ theo đuổi chính sách "hai không" (không IS, không Assad) trong cuộc khủng hoảng Syria. Theo ông Camil Grand, giám đốc quỹ Nghiên cứu và chiến lược Pháp, sau vụ khủng bố Paris, Pháp chỉ c̣n chú trọng vào vế "không IS" bằng nỗ lực tập hợp sức mạnh quốc tế nhằm tạo ra một liên minh chống IS mạnh mẽ hơn.
Trên chiến trường Syria hiện nay, có hai liên minh quốc tế chống IS do Mỹ và Nga đứng đầu, với những chiến lược, mục tiêu và cách thức hoàn toàn khác nhau. Gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy các cường quốc đang xích lại gần nhau để cùng đối phó với mối họa chung IS.
Trong hội nghị ḥa b́nh Vienna diễn ra hôm 14/11, các cường quốc tham gia đă không xem sự ra đi của ông Assad là một điều kiện tiên quyết cho tiến tŕnh chuyển giao chính trị tại Syria. Các chuyên gia phân tích đánh giá đây là một thắng lợi của Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng minh Assad.
Theo ông Thomas Pierret, chuyên gia về đạo Hồi tại Đại học Edinbourg, sau vụ khủng bố Paris, các nước phương Tây có lẽ đă thấu hiểu sự nguy hiểm của IS khi tổ chức này đă trở thành mối đe dọa an ninh toàn cầu. Khi phải lựa chọn giữa Tổng thống Assad với IS, ông Assad có lẽ là kịch bản dễ dàng hơn với phương Tây.
Waddah Abed Rabbo, tổng biên tập nhật báo Al-Watan thân chính quyền Syria cho rằng điều cần làm trước hết là đẩy lui mối đe dọa IS và tái lập sự kiểm soát của chính quyền trên cả nước, sau đó mới có thể bắt đầu tính đến các cuộc bầu cử.
"Đă đến lúc Pháp và phương Tây cần phải có cái nh́n tôn trọng hơn đối với vai tṛ của Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống IS hiện nay", ông Rabbo nói.
vietbf @ sưu tầm