Giác quan thứ 6 luôn là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm đông đảo của dư luận. Tuy nhiên, dưới góc nh́n của khoa học, giác quan này đă được phân tích như sau. Thông qua việc năo người phản ứng với từ trường, các nhà khoa học đă mở ra được cánh cửa giải mă đầy bí ẩn.
Nhiều người nói về giác quan thứ 6 để chỉ khả năng nhận thông tin qua một kênh siêu nhiên, khác hẳn 5 giác quan c̣n lại. Đó có thể là dự cảm về tương lai hoặc những điều sắp xảy ra. Nhưng chúng ta chỉ tiếp nhận nó cách mơ hồ, không giải thích được mà chỉ có thể diễn đạt bằng cụm từ: “linh tính mách bảo”.
Mới đây, một nhà khoa học người Mỹ tuyên bố đă phát hiện ra bằng chứng về giác quan thứ 6 mà theo đó, nó cho phép các loài động vật (bao gồm cả con người) tiếp nhận thông tin trên diện rộng bằng cách phát hiện từ trường.
Trong nhiều năm, Joseph Kirschvink cố gắng t́m ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho giả thuyết được tranh luận sôi nổi về việc con người có khả năng bẩm sinh cảm nhận mọi thứ xung quanh nhờ từ tính hay không (con mắt từ trường).
Chủ đề “định vị từ trường” đă được giới khoa học nhắc tới rất nhiều. Nó định nghĩa về khả năng một sinh vật có thể phát hiện từ trường để định hướng, độ cao và vị trí. Dù các nhà khoa học đă t́m thấy khả năng này trên một số loài động vật, nhưng chưa chứng minh được con người có cảm giác từ tính như vậy.
Tuy nhiên mới đây, giáo sư Kirschvink bất ngờ công bố những khám phá mới về “định vị từ trường” nơi con người. Ông đă tiến hành thử nghiệm với 24 t́nh nguyện viên. Họ được đặt trong một không gian đặc biệt với tên gọi “lồng Faraday” có môi trường từ trường giống của Trái đất.
Qua thử nghiệm, Kirschvink chứng kiến nhiều lần năo người phản ứng lại với sự hiện diện của từ trường, một phản ứng mà ông cho là đă “lảng tránh” các nhà khoa học hàng thế kỷ qua.
Trả lời tờ Science Mag, Kirschvink cho biết các hoạt động diễn ra một cách vô thức, như một phần trong “lịch sử tiến hóa của chúng ta”. Đây có thể là lời giải thích cho những bí ẩn về giác quan thứ 6.