Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel của TT Mỹ Donald Trump đă làm chấn động thế giới. Đó cũng chính là hậu quả từ việc xoay trục sang Trung Đông mà chính quyền Obama tạo ra. Vậy th́ âm mưu của Mỹ đằng sau việc này là ǵ?

Tạo khủng hoảng là cách khắc phục hậu quả từ người tiền nhiệm của Trump gây ra tại Trung Đông
Mỹ hành động v́ mưu đồ chính trị
Reuters ngày 10/12 đưa tin, bạo lực đă bùng phát dữ dội gần Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Beirut của Li-băng, khi ḍng người biểu t́nh phản đối việc Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đụng dộ với lực lượng cảnh sát và an ninh.
Những người biểu t́nh đă phóng hoả trên đường phố, đốt cờ Mỹ, cờ Israel và ném lựu đạn vào lực lượng an ninh. Lực lượng an ninh Li-băng đă bắn chỉ thiên và phun ṿi rồng vào người biểu t́nh, gây ra cảnh hỗn loạn trên đường phố Beirut.
Tại thủ đô Rabat của Ma-rốc, hàng chục ngh́n người biểu t́nh đă tuần hành trên những đường phố chính của thành phố và hô vang các khẩu hiệu ủng hộ người Palestine và lên án Israel là kẻ thù của nhân loại.

Biểu t́nh phản đối Trump tại Beirut, Li-băng
Tại thủ đô Jakarta của Indonesia, hàng ngàn người biểu t́nh cũng đă kéo đến tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Mỹ và hô lớn khẩu hiệu: "Palestine luôn ở trong ḷng chúng tôi".
Các Bộ trưởng Ngoại giao khối Ả Rập gặp nhau tại thủ đô Cairo của Ai Cập hôm 9/12 cũng đă chính thức kêu gọi Mỹ từ bỏ quyết định về việc công nhận Jerusalem là thủ đô Isarel và cho rằng động thái này thúc đẩy bạo lực trong khu vực.
Hôm 10/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan gọi Israel là "nhà nước xâm lược", "nhà nước khủng bố", c̣n Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas th́ cho biết sẽ không gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm tới Trung Đông.
Như vậy, quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng về việc công nhận Jerusalem là thù đô Israel gặp rất nhiều bất lợi từ vùng đất nóng, sau khi đă gặp bất lợi từ HĐBA LHQ và gây bất lợi cho cả đồng minh Israel.
V́ vậy, Tel Aviv phản ứng rất dè dặt với động thái từ Washington. Bộ trưởng Quốc pḥng Israel Avigdor Lieberman - một người có quan điểm cứng rắn và cực đoan cũng cho thấy không nhiệt thành với quyết định của ông Trump.
"Hy vọng của chúng tôi là mọi thứ đang dịu đi để chúng ta trở lại cuộc sống b́nh thường mà không có bạo động và không có bạo lực", Reuters dẫn lời ông Avigdor Lieberman.
Theo giới phân tích, chính giới Israel nhận thức việc công nhận Jerusalem là thủ đô Isarel sẽ dẫn tới việc chuyển Đại sứ quán Mỹ về thánh địa này, bởi khi tranh cử ông Trump luôn đề cập tới việc chuyển sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem.
Ngày 26/3 vừa qua, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Mỹ đă tái đàm phán về việc chuyển địa điểm Đại sứ quán Mỹ tại Israel. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra bất ổn nguy hiểm cho nhà nước Do Thái, v́ vậy Tel Aviv thực sự chưa muốn xúc tiến.

Bộ trưởng Quốc pḥng Israel Avigdor Lieberman phản ứng dè dặt với quyết định của Tổng thống Trump
Tại sao Washington không tạm dừng lại việc nhạy cảm đó? Điều ǵ khiến Tổng thống Trump phải nhanh chóng công nhận Jerusalem là thủ đô Isarel để quyết chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem?
Xét về mặt quan hệ quốc tế th́ không có lư do ǵ để Washington phải có động thái kiên quyết như vậy. Tính chất chiến lược toàn diện trong quan hệ Mỹ - Israel không hề bị ảnh hưởng bởi việc sứ quán Mỹ đặt tại Tel Aviv.
Vai tṛ và tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông cũng không hề bị giảm đi khi Mỹ chưa công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và Đại sứ quán Mỹ chưa chuyển vể đây. Thậm chí chưa xúc tiến công nhận Jerusalem c̣n an toàn hơn cho Mỹ và Israel.
Tóm lại, không có ǵ bất lợi cho Washington khi chưa công nhận Jerusalem và Đại sứ quán Mỹ vẫn đặt tại Tel Aviv, điều đó cho thấy phía sau sự kiên quyết của ông Trump là mưu đồ chính trị của Mỹ.
Hậu quả từ chính sách xoay trục nửa vời của ông Obama
Hẳn dư luận c̣n nhớ, ngày 18/12/2016, Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, từng cho rằng vai tṛ lănh lănh đạo của Mỹ đă thất bại dưới thời Tổng thống Obama.
Theo ông McCain, trật tự thế giới do Mỹ tạo ra thời hậu Chiến tranh Lạnh đă không c̣n nữa, trong đó đặc biệt nguy hại là Mỹ ngày càng tỏ ra bất lực trước nhiều nước đi của Nga và Trung Quốc tại Trung Đông.
"Chúng ta đang cảm nhận sự gia tăng căng thẳng, từ đó phá vỡ trật tự thế giới và đó là thất bại tuyệt đối của lănh đạo Mỹ. Khi Mỹ mất vai tṛ dẫn dắt thế giới, sẽ có rất thế lực khác hành động", The Washington Times dẫn lời ông McCain.
Chưa hết sốt ruột, ngày 17/1/2017, vị Thượng nghị sĩ nổi tiếng tiếp tục cảnh báo rằng Tổng thống Nga Putin đă trở thành nhân vật chủ chốt tại Trung Đông. Ông McCain nhận định Mỹ đă đánh mất vị thế thống soái tại vùng đất nóng.

Trump khắc phục hậu quả từ xoay trục nửa vời của Obama
Theo giới phân tích, lời cảnh báo của Thượng nghị sĩ McCain đối với vai tṛ và vị thế của Washington trên thế giới nói chung, tại Trung Đông nói riêng, là hậu quả từ chính sách xoay trục mà cựu Tổng thống Obama đă thực hiện không thành công.
Với toan tính không thành, vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ đă đẩy Washington rơi vào cảnh đối mặt với đối thủ mà không thể tựa lưng vào đồng minh và đồng minh tại Trung Đông cảm nhận rơ nhất Mỹ “vắt chanh bỏ vỏ” sau việc xoay trục nửa vời.
Đặc biệt nguy hại là khi Washington mải mê xoay trục chiến lược từ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải sang Châu Á- Thái B́nh Dương th́ Moscow và Bắc Kinh liên tục có những nước đi nhằm thay thế Mỹ tại “sân sau chiến lược” quan trọng này.
Sự lấn sân của Nga và Trung Quốc đối với Mỹ tại vùng đất "giàu tài nguyên nhiều khói lửa" khiến cho nhiều nước cờ của Washington tại vùng đất nóng bị giảm nhiều công hiệu, đồng nghĩa nhiều lợi ích Mỹ bị rơi vào tay đối thủ.
Sau khi nắm quyền lực, Tổng thống Trump đă thực hiện chuyến công du đầu tiên tới Trung Đông, động thái được cho là Mỹ chủ động làm mới lại quan hệ với các đồng minh, nhất là trong thế giới Hồi giáo.
Và vị tổng thống doanh nhân thực hiện cột chặt đồng minh vào Mỹ qua việc kiến tạo khủng hoảng. Ngay sau khi nhà lănh đạo Mỹ rời vùng đất nóng thi cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh xảy ra, giúp Mỹ lập đ̣n bập bênh lợi ích với đồng minh.
Khi cuộc chiến Syria bước vào giai đoạn cuối khiến Mỹ có thể mất vị thế trước Nga, bởi thời gian dài phải lấp ló bên cánh gà với tư cách khách không mời, th́ bỗng dưng cuộc khủng hoảng chính trị Li-băng xảy ra, tạo xung lực mới cho xung đột khu vực.
Khi chiến lược dùng người Kurd vẽ lại bàn cờ chính trị tại vùng đất nóng buộc phải có điều chỉnh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới vai tṛ của Mỹ, Tổng thống Trump quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, gây bất ổn cho cả vùng Trung Đông.
Cho đến lúc này, sau ba cuộc khủng hoảng mà người Mỹ bị nhận diện đóng vai cả tác giả kịch bản lẫn đạo diễn, Washington đă dần lấy lại tầm ảnh hưởng tại vùng đất khói lửa và lợi ích Mỹ có được từ vùng đất giàu tài nguyên này cũng liên tục gia tăng.
Có thể thấy rằng, khoảng trống và những hậu quả từ việc xoay trục mà chính quyền Obama tạo ra tại Trung Đông đă được người kế nhiệm khắc phục bằng việc gia tăng gây bất ổn, đưa đối tác, đồng minh và đối thủ vào ṿng xoáy của Washington.
VietBF © sưu tập